Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

30/07/12

ĐẠI CA



                Chẳng biết các bạn , các anh chị thế nào. Thời gian gần đây dùng cái yahoo này thấy không vui. Đăng mấy bài viết liền, đều bị ẩn bài. Rất buồn !
                Cùng thời điểm khó chịu này, anh đang nghĩ có khi vì cái yahoo mà anh thấy lạ trong người. Lạ một điều là anh giờ rất ngại lấy vợ. Bạn bè nhất là bạn gái, có nhiều người già, tình duyên long đong lận đận. Phải nói họ không xấu. Gái già không xấu, không hôi nách ,hắc lào. Răng rất đều và nhọn. Thế là bọn bạn anh còn xinh ấy chứ! Thôi chết mẹ có khi họ gần mình mà ra nguồn cơn, nông nỗi ấy cũng nên. Cũng khổ! Chẳng hiểu sao hay để công bằng xã hội mà bọn gái già đi lấy chồng chúng đều rất nổi tiếng. Cả làng cùng biết và bàn tán tợn! Hay nhể?

28/07/12

HÔN PHÁT




                Cái chết thì chẳng kể già. Gượm đã! Trẻ cũng lăn ra chết, đầy ra đấy! Mình đến giờ thì có thể đọc được cuộc đời rồi! Nhưng mình thấy cuộc sống thật không đáng phí hoài. Phũ phàng một cách ngu ngốc. Hình như yêu cuộc sống là yêu bản thân mình, là yêu đồng loại. Yêu đương cũng nằm trong ấy. Vậy thể hiện tình yêu của mình như thế nào là việc của con người, nhưng giải thích nó lại là việc rất bác học.Rất khó!
               Ngày trước (3năm rồi) thích đọc những bài viết của Lê Nguyễn Hương Trà. Không hẳn thần tượng nhưng đến khi hỏi quý trọng ai nhất, mình bảo đó là LNHT. Quý là quý cái tài năng, cái văn phong của một con người có trí và có dũng.
               Chuyện chính chị chính em không thèm nói. Ghét !
               Trở lại chuyện thể hiện tình yêu như thế nào, mình nhớ đọc LNHT cô ấy viết về “Cái hôn” mà mình tuyệt đối nhớ. Dĩ nhiên lâu năm bây giờ kể lại sẽ có thể không đúng nhưng đó cũng là cái nguồn, cái cốt cho mình viết bài này.
               Hình thức bày tỏ tình cảm thông dụng của nhân loại. Một hành động đơn giản, ít tốn kém, ít tổn hao sức khỏe mà ai, lứa tuổi nào cũng có thể làm được, đó là ôm và hôn nhau. Điều này làm cả người cho lẫn người nhận đều tê tái như nhau. Đấy là những ưu  thế của cái hôn.
             Bây giờ người ta thường hôn nhau ở đâu? Ở đâu,  là vị trí nào trên cơ thể, chứ không phải địa điểm nào. Thông dụng của các vị trí để hôn là: má, môi, trán... , ngực và... và một vài địa chỉ khác nữa nhưng vấn đề này đã thuộc về một phạm vi triết học.
              Vậy người ta thích được hôn ở đâu? Một câu hỏi khó trả lời nhưng nói chung là thế này, người ta thích được hôn ở nơi nào có nhiều dây thần kinh cảm giác nhất và ở đâu mà có thể đáp trả lại cũng dễ và hợp lý!
                Dẫn đến chuyện bạn thích hôn người khác ở đâu nhất. Khi hôn một người, chắc chắn ai cũng muốn hôn vào một nơi tròn trịa, mềm, êm và rộng rãi thoáng mát. Đó là lý do tại sao hôn má là thông dụng nhất trong các loại hôn (không phải hôn cùi chỏ hay hôn đầu gối)Trên khuôn mặt thì má là nơi tròn trịa, êm ái và rộng rãi nhất, lại còn gần với môi, có lỡ chạm qua môi cũng rất hay.
                Tuy má là một nơi để hôn, so ra vẫn còn thua một nơi khác trên cơ thể. Nơi này rộng rãi thoáng mát tương đương với má nhưng tròn trịa và êm ái hơn nhiều, đó là ngực. Thoáng mát, hiển nhiên rồi, Bạn ngồi đồi cao, cũng nhiều gió thổi. Còn êm ái và tròn trịa, thôi đi miễn bàn điều này. Đó là lý do tại sao đàn ông đang hôn má nhưng đầu  thì  nằm ở ngực từ lúc nào rồi.
               Đến đây rồi, khoan kết luận ngực là địa điểm số một để đặt một nụ hôn. Kiểm tra kỹ từ trên xuống dưới một lần nữa xem nào. Đáp ứng mọi tiêu chí nhưng vượt xa những gì mà ngực đem lại về mặt diện tích, ấy là... đôi mông. Tròn, mềm, êm, lại rộng rãi, thoáng và sát ngay khu trung tâm. Nếu xét về một phát hôn,  mông có giá trị thuận lợi như một ngôi nhà mặt tiền phố Lê Duẩn.
              Bạn sẽ đứng dậy phản đối ngay. Nghe chú nói hôn mông hay thế, sao anh chưa bao giờ nghe ai kể là mình đã hôn mông người khác nhỉ. Ấy đấy! Bác phản ứng như thế là đúng. Tuy hôn mông có hay thật, nhưng vì nhiều nguyên nhân văn hóa, lịch sử, chính trị, pháp luật, phức tạp mà hôn mông chưa bao giờ được đề cập, bàn luận và nhìn nhận một cách công khai, mặc dù hôn mông vẫn tồn tại là một phần tất yếu của cuộc sống.
               Rào cản trước nhất đó là văn hóa. Đã từ lâu trong ngôn ngữ của ta, từ hôn mông vẫn dùng tả hành vi nịnh bợ, tâng bốc của kẻ dưới dành cho kẻ trên. Với hình ảnh méo mó sai lệch như vậy Hôn mông hóa ra lại là thành kiến xấu. Có lẽ các cụ ta chưa hiểu,  cảm nhận hết được ý nghĩa của hành động quý phái này nên mới sinh ra cách ví von méo mó như vậy
               Còn khía cạnh luật pháp. Trong luật có hai tội, một gọi là tội vi phạm thuần phong mỹ tục, một gọi là tội quấy rồi tình dục.
              Mông có thể không phải là một cơ quan có chức năng sinh dục, để thấy được mông, ta phải...cởi quần. Khi cởi quần thì ta lại...thấy được thêm nhiều thứ khác. Nếu ai đó không mặc quần, để bạn có thể dễ dàng tiếp cận với mông người đó, họ đã vi phạm thuần phong mỹ tục và hiển nhiên  họ sẽ bị đưa vào trại Trâu Quỳ. Nếu bạn làm cái việc đó thay họ, nghĩa là cởi giúp quần cho người có mặc quần, bạn phạm vào tội quấy rối tình dục. Do đó cơ hội và điều kiện để có được hôn mông giảm đi rất nhiều.
              Nói thật đời này không có công bằng, đã từ lâu mông chưa bao giờ được được đối xử công bằng trong văn hóa, giáo dục nước nhà, kể cả trong ngôn ngữ hàng ngày.
              Bất kỳ người đàn ông nào ngồi sau một cô gái thì trăm phần trăm là mắt họ đang để vào mông của cô ta. Vậy mà khi một người quay phía sau lại với một người khác, người ta chỉ gọi là quay lưng, quay đầu, quay mặt hay thậm chí là quay gót nhưng chưa nghe nói quay mông bước đi bao giờ cả. Vô lý nhở?.
  

26/07/12

DUYÊN TRỜI



  Bắt đầu nhìn thấy em là anh đã muốn ngắm em rồi, để mà xem cái bước đi của người mét tám nó làm sao. Thì ra anh cũng vô tình mà thích ngắm em, chẳng trách ngày trước các anh các chị bảo con trai yêu bằng mắt. Em mặc áo hai dây(vú chả có mặc áo hai dây, chẹp!)Quần ngố khoe cái ống sậy! Nhìn em anh cứ nghĩ hay mình nhầm , có khi em là người nước ngoài sao chứ! Bây giờ thiếu gì tây tạm trú. Thấy nhìn cái cách xăm soi em hỏi
   -  Nhìn gì lắm thế? 
   -  Thích thì nhìn "Chả hiểu sao đá đểu thêm câu”
   -  Trông em quen quen , hình như  gặp đâu rồi.
 Em hất cằm “Gặp đâu?”anh bảo “Trong một giấc chiêm bao”. Em nguýt thật dài, Nở một nụ cười của bốn hàng răng, vừa thẳng vừa khểnh. Đầu ngiêng nghiêng đi qua anh như con cò sắp hạ cánh.
Anh mang trong tim  hình ảnh của em như thế rồi ra về. Không đi nhanh được , mắt còn đang hoa cà hoa cải, đi nhanh rồi lại tai nạn thì khốn. Gần trưa, anh cũng về gần nhà.


.

24/07/12

HAI SỌT



             Cô bạn khoe chơi thân với con cả nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Thường nhắc đến cậu ấy. Còn khoe nhà mình có nhiều sách của Ông Thiệp. Chẳng ngưỡng mộ chuyện nhiều sách. Mấy quyển gần đây của ông đọc chán bỏ mẹ, đại loại như Tiểu Long Nữ , Vong bướm v.v… Thích ông thời “Tướng Về Hưu” thôi. Thế rồi đâu đó một Blog, chủ blog tự giới thiệu nàng là gái Cổ Nhuế. Thế là nghĩ việc tìm lại một chuyện, mình đã viết gọi là một bài thì đúng hơn, có liên quan đến mấy người quen, chẳng nhớ rõ lắm mình đã viết những gì nhưng đại thể thế này xin ghi lại. Có ý tặng hai bạn blog,  thế nhưng nghĩ lại! Giờ văn minh rồi, vào Vê kép tê ô rồi, viết về món này e còn mất vệ sinh, ai lại đi tặng… bao giờ!Thôi rút lại ý định tặng dại dột này.
                Đọc CHUYỆN BÁC MÓNG của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Câu chuyện nói về chợ cứt! Chỗ nào cũng cứt! Đọc xong nhớ cái ngày tuổi trẻ, sống ở  kinh kỳ văn hiến.
                  Ngày ấy xã hội bao cấp cái gì cũng thiếu thốn. Trong đó có cái vừa quý vừa hiếm đó là cứt. Bấy giờ cứt khó kiếm lắm. Không phải chỉ có cái chợ cứt, mới bán món đặc sản ấy, mà nơi nào cũng bán được. Đi cứt trở thành một nghề. Cái nghề mà Hà Nội gọi là dân “Hai sọt”. Tức là có hai cái sọt gá chắc chắn vào hai bên xe đạp. Trong sọt có lót ni lông. Dùng hai cái sọt đựng phân kiếm được, mà là phân tươi(Cứt người ấy) ngày ấy gọi là phân bắc.
                  Đồ nghề còn có thêm một dụng cụ như một cái nón được gò bằng tôn. Tra vào cái cán tre dài. Dụng cụ này để múc cứt (Chẳng biết từ chuyên môn gọi cái này là cái gì?) Có lần đang đọc câu khẩu hiệu gì đó trong hố xí công cộng của cơ quan.
                  “Phải ỉa đúng lỗ - Vứt giấy xuống hố”.
  Có chỗ còn làm thơ nữa, các bức tường vôi trắng dễ viết lắm, mà  đâu cũng có chữ, người nhà mình hiếu học mà lại.
                 “Phải ỉa đúng lỗ mới tài
             Nếu ỉa ra ngoài kỹ thuật còn non”
   Hiệp vần như thế tài tình đấy chứ! Mẹ kiếp còn đang ngồi, vừa thả xuống một cục thì thấy Rẹt….. Rẹt…..Nhìn xuống  một cái sào dài và ai đó đang múc...hi.hi...
            Ngày ấy cả nước đói ăn! Không có ăn thì lấy gì mà ỉa, nên phân hiếm. Dân hai sọt hay xảy ra xô sát đánh nhau, tranh dành thị trường...
           Vùng Từ Liêm trồng rau xanh, để cung cấp cho nội thành. Cổ Nhuế là một trong những địa phương nổi tiếng rau ngon. Mà cái chợ Phân của ông Thiệp là ở  Cổ Nhuế đấy. Có lao động là có sáng tạo, trong kho tàng văn hiến của Hà Thành có câu ca dao ai đã nghe là nhớ không quên:
                     “Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
                      Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương!”
      Nó từ câu khẩu hiệu của những năm 60, 70 của tk 20. Câu này cả miền bắc đâu đâu cũng có. Ở các bảng tin nơi ngã ba đường, ở trên những bức tường của nhà dân , ở sân kho hợp tác xã,
                        “Ra đi giữ trọn lời thề
                      Đánh xong giặc mỹ mới về quê hương
             Sau 1975 đánh mỹ xong rồi. Nhân dân Thủ Đô cùng cả nước lại coi nông nghiệp là mặt trận mới. Thấy bỏ qua một câu thơ quý thì tiếc, nên giữ lại, chế biến nó thành “Cổ Nhuế ca dao”. Ngày ấy chế các bài hát và chế ca dao giỏi lắm ……..!
             Ở  ta mọi người đều  con rồng cháu tiên, việc lấy phân, làm phân đã có từ xa xưa, thời Lê (TK15) vua Lê Thánh Tông đã ban đôi câu đối để treo ngày tết cho một người làm nghề lấy phân:
              "Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
                Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm."
Tạm dịch như sau:
                 Khoác một manh áo, chăm chỉ làm việc khó trong thế gian
                 Cầu ba thước kiếm, tận thu lòng dạ của thiên hạ
 Xưa nay người ta kiêng viết về cứt, sợ bẩn.
             Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một người đầy một bụng chữ. Nổi tiếng lịch sự và chừng mực. Bè bạn và những ai đã biết ông, đều rất kính trọng, vậy mà ông viết về cứt  cứ ngon ơ...!

22/07/12

Ế NGHĨ LINH TINH




                   Chết mẹ khéo mà anh hâm! Đúng là anh hâm thật nghĩ linh tinh, Chẳng đâu vào đâu cả.
                  Một năm nhanh như cháy nhà vậy, thoáng cái xong. Xuân mang về mưa phùn gió bắc, các thứ chỉ hợp cạ với rau xanh và cây cỏ, thế rồi xuân cũng qua mau. Hạ chan nắng lửa, khác chó gì mùa rán mỡ. Chang chang chán thì trút mưa rào. Chán nữa thì thêm mấy cái bão, đổ cây cối bẩn đường xá. Gớm con gái chưa chồng chạy rông, gặp mưa trơn ngã chỏng chơ giơ bốn vó còn giả bộ cười, đau bỏ bố.
                Thu về ngỡ mát mẻ trời xanh ngắt, ai dè lá rụng. Mấy chị gái già, lấy link mùa thu , mùa thu ngất ngây , mùa thu thất vọng; ngồi làm thơ thất tình đầy cả mạng xã hội. Mùa thu cũng chẳng hay ho khỉ gió gì, hóa ra các chị có lý, nỗi buồn có cớ để mà lên ngôi.

20/07/12

BẪY


          Trong ký ức của người già có gì?
           Chỉ có đói, anh thề là như vậy, đầy ắp ký ức về sự đói khổ. Nói thật! lẽ ra không nên nói đến miếng ăn một cách nghiêm trang quá.  Ô! nhưng bấy giờ nghĩ không có ăn chết mẹ xong. Nhiều đêm đói không ngủ nổi, các chú bộ đội bụng hóp như bụng chó dại, mặc quần có cái thắt lưng to tướng mà quần cứ tụt. Hỏi y tá đơn vị , sao vậy? Nó bảo; Chắc là do đói không rõ nguyên nhân!    
           Mấy chiến sỹ rủ nhau mua sắn luộc. Doanh trại ngày ấy không giống bây giờ xung quanh lớp lớp  toàn kẽm gai, cả chục lượt, nhìn thấy đấy mà không ra được. Cái bụng dục dã cồn cào. Những chàng lính trinh sát đầy uyên thâm, hàng rào kẽm gai chỗ nào chó chui được, thì bọn anh cũng chui được.  
           Thứ bảy máu chảy về tim, mấy giai rủ nhau đi tìm chút niềm vui quen thuộc cho cái dạ dày. Vào nhà em, đương nhiên thế. Một quán sắn luộc! Anh là khách. Quen em có thế và như thế. Lâu ngày hóa thân thiết tự lúc nào, anh bết đâu đấy!

18/07/12

ANH ĂN CHAY




            Nay sắp rằm tháng …Tháng nào chẳng thế, Anh tự nguyện ăn chay, tháng bốn ngày. Chẳng phải  người ta ăn chay nay, mai đã thành phật. Chẳng thích, mà cũng không ham hố gì, chỉ vì cái chân nó đau, Gút sao ấy. Thịt thà ăn đến đâu biết đến đấy, nhất là thịt chó. Tham ăn là chết bỏ mịa, nó liệt mất ngũ chi thì khốn. Cũng vì một nhẽ khác, là ở chuyện thế này.
              Ngày bé ở nhà, mẹ Anh chẳng mấy để ý gì tư rằm hay mồng một. Ngày ấy nuôi được con gà đem giết cúng cụ cũng phải xin ý kiến lãnh đạo, mà liều giết trộm (Thổ ngữ gọi là giết chui)…Một thời khổ hạnh, lầm than.  Chẳng nhẽ cúng chay, tính cụ hay nghĩ ngợi, lại suy diễn, lại thành báng bổ thánh thần, nhạo cả tằng  tổ nhà mình.

14/07/12

KIẾM PHÁT SCANDAL


Tình yêu! Một sự kết hợp hai bên nam và nữ, như là đối tác. Hai bên đối tác mà đối xử với nhau chẳng ra gì, thì sẽ thành đối kháng. Gọi như thế nào thì tuỳ từng giai đoạn lịch sử của tình yêu.
Trước hết nói đá chút về bọn đàn ông! Ở đời này một trăm thằng đàn ông thì có tới một trăm linh một thằng háo sắc. Thằng nào nói ra mồm là không thích vợ đẹp, méo mồm ngay.
Thằng chó nào cũng có lúc nghĩ lấy vợ đẹp chưa chắc đã là vợ mình. Chết nỗi làm người thì phải biết thích cái đẹp chứ, có rồ đâu mà đi thích cái xấu. Xưa nay đàn ông yêu bằng mắt. Thấy gái đẹp có thằng nào làm ngơ không, hay cứ xán vào. Ai cũng muốn lấy được vợ đẹp nó là cái câu mà các cụ dạy “Giàu về bạn sang về vợ” mà lại.
Những ông đàn ông (Không phải những ông đàn bà) cần học ở cái ông Khổng Minh nào đó câu này: “Mỹ nhân như vực thẳm. Xú nữ như chén trà thơm” Người Trung Quốc vẫn thường nhắc câu nói trên của Khổng Minh để dạy con trai.

10/07/12

YÊU THỜI MẠNG NHỆN



                  Trong đời tìm được một người bạn không dễ. Mỵ Nương cuối cùng cũng tìm thấy. Nó như thể là phép màu. Một lúc nào đó hai người sẽ thành bạn. Linh cảm của đàn bà. Bây giờ Mỵ nương cũng không nhớ tại sao nàng và chàng lại chọn quán café  làm nơi gặp gỡ. Dường như lựa chọn ấy cũng tiền định như quan hệ của hai người.

08/07/12

MỘT NGÀY NHỚ !


          Ám ảnh một đời thằng đàn ông đần độn không phải cái gì xa lạ. Chính là hình dáng của một mĩ nữ. bắt đầu là đôi chân. Ông Nguyễn Duy có câu thơ hay:
                    “Chỉ nhìn chiếc móng chân thôi
                   Là anh nói được em thời trẻ trung”.
           Hoàn cảnh của chị, câu này ông Nguyễn Duy sai! Chị không phải gái quê. Đấy! Một câu thơ hay, sai hoàn cảnh, sẽ  thành vô duyên. Và nếu bạn nghĩ người không làm ruộng sẽ có bàn chân đẹp. Lại sai nữa, bàn chân của chị dài  đúng bằng một chiều của viên gạch lát hè phố. Còn ngang các bạn tự suy ra.Thật may môi trường sống không phải nhà quê, chứ mà cứ  kiểu rảo bước có thể một phát dẫm, chết cả đàn gà 12 con, chả hy vọng bị thương con nào. Hai cái ống chân trắng và cong như đôi ngà voi. Các cụ xưa bảo chân tay ngọc ngà là thế này đây! Nhưng hình như cũng có người bảo nó vòng kiềng. Thật chẳng hiểu ra làm sao.