Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

03/07/13

ĂN CƯỚI ĐI




               Mấy nay nhà đài bảo có áp thấp. Trời đất quay cuồng chẳng trách mình khó ngủ, cứ mơ mơ màng màng lạ lắm. Nghĩ linh tinh đủ thứ trên đời.
              Tháng 7 âm lịch là tháng ngâu. Người ta kiêng không mấy ai chọn để làm đám cưới. Nếu cưới có mùa thì tháng này chắc là  giáp hạt. Nói thật! Chán kinh"Kính chẳng bõ phiền"!.

              Đám nào cũng lộn ra lộn vào, hăm hở tìm phong bì. Miệng thì há sẵn,  kiểu cười trâu. Nhe răng để đấy. Mắt mở, môi hở và volume vặn nhỏ. Loanh quanh cho gia chủ thấy mặt. Dường như chỉ chú ý mỗi việc vậy, rồi bắt con chuồn chuồn.

              Chẳng biết mọi người thế nào, cảm xúc hứng thú làm sao? chứ Sỏi sợ nhất phải ăn cưới. Chỗ nào cũng một công thức chào đón. Chủ ngồi sẵn ở cái bàn giữa nhà,  thấy ai đến là niềm nở. Ngày thường có thấy vậy đâu, mặt ai cũng như khỉ thấy mắm tôm. Thế mà đám đình đon đả chứ! …
              Cỗ bàn sáu người một mâm, chẳng ai quen ai, nói cười xã giao nhàn nhạt. Chán bỏ mẹ. Thế mà vẫn phải ăn, ngon lành gì.
              Từ bao giờ chẳng biết, lễ cưới được gọi là ăn cưới. Hễ cứ cưới là ăn. Không ăn là không xong, lệ làng xưa nay vậy.
              Bây giờ người ta tổ chức cưới khác xưa. Phức tạp, tốn kém hơn nhiều. Nói vậy chứ cưới không phải là việc khó, chỉ hơi mệt người chút thôi. Tiền nong không phải nghĩ ngợi nhiều. Tiền mừng thường nhiều hơn tiền bỏ ra làm đám, lãi mà. Nhà cán bộ có chức có quyền thì lãi to, tuy nhiên người ta không ai nói là lãi, nói ra xóm giềng cười, xấu hổ chết!
              Xưa cha mẹ làm đám cưới cho con. Một gánh nặng, nợ lần ngập mặt. Nhà nào mà đông con, coi như cả đời làm con nợ.
             Đến đây tự dưng nghĩ chuyện dật sử. Đám cưới ngày bao cấp. Đám nào cũng giống nhau, phải có cái phông và nơi căng phông là sân khấu. Chính giữa phông có đôi chim bồ câu cắt giấy trắng, cắn mỏ vào nhau. Phía dưới là chữ hỉ cách điệu bằng giấy đỏ to đùng, bên dưới nữa là hai chữ cái đầu, tên cô dâu và chú rể, cũng được cắt và lồng vào nhau. Hai bên phông mỗi bên dán một câu thơ: “Nước chè ngon ấm tình hai họ - Thuốc lá thơm đượm nghĩa trăm năm” Giời ạ! đó là loại văn biền ngẫu, đôi câu đối chứ.
      

       Có đám không có đôi câu đối kia thì có câu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” Câu này thông dụng hơn, nhiều đám dùng. 
             Tôi có thằng bạn cùng học cấp hai điếc lòi điếc tói ra, nó làm nuôi thân nó không xong, chết nỗi ngày ấy những thằng cao ráo sáng sủa thì tòng quân hết, thành ra con gái ê hề ra đấy. Hắn đắt hàng mới hay chứ. Đến dự đám cưới cũng thấy có câu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”Khổ lắm! chẳng hiểu nhiệm vụ gì? Cứ phải là không được quên nhiệm vụ. Bố khỉ (!) Chẳng còn biết phải hiểu làm sao. Tuy thế nhưng mà đám cưới ngày xưa nhẹ nhõm và sâu sắc hơn bây giờ, đơn giản và thích hơn bây giờ.  
             Những đám cưới của gia đình khá giả thường rất cầu kỳ. Lượng khách không nhiều nhưng số tiền chi thì khiến nhiều người giật mình. Những chiếc thiếp, chỉ dùng một lần, cũng được thiết kế cầu kỳ. Đôi bạn trẻ chọn thiếp tiền triệu chỉ để in hình mình lên thiếp cưới. Các cặp thường chi tương đối để chụp ảnh. Số tiền chụp ảnh trên dưới chục triệu. Sau khi cưới, thấy tiếc vì số ảnh cưới này hầu như ít xem tới và cũng không cần thiết phải nhiều đến vậy.
            Phải chăng; trước khi cưới họ đều nghĩ “cả đời chỉ có một lần cưới, phải làm sao cho đáng nhớ”. Dịch vụ làm đẹp cho vợ chồng khi cưới, chọn váy, may complê, áo cưới cũng ngốn một khoản khổng lồ nhưng các cặp uyên ương vẫn sẵn sàng.
            Ở quê vẫn giữ cách tổ chức nặng về ăn uống. Trước kia cưới thường có thuốc lá và nhiều rươu, nay thì ít hơn. Tuy nhiên đám cưới vẫn được người ta xem là “nợ miệng” phải trả đi trả lại cho nhau. Không biết ai bày ra và từ bao giờ, chỉ biết giờ đây hễ đến đám cưới phải chuẩn bị phong bao, theo thời giá hiện nay. Kinh tế khó khăn mọi người vẫn đua nhau cưới to? Đó là vì quan niệm cưới to là sang, là oai với làng xóm, là để nở mày nở mặt với họ hàng. Nhưng sau cái oai mà họ thu được là nợ. Là đôi uyên ương sẽ già trước tuổi bởi mặt nhăn vì nợ.
            Cưới xin là nghi lễ truyền thống, từ xưa đã vậy và bây giờ cũng vậy. Khi cuộc sống khấm khá lên, nhiều gia đình học đòi, biến nghi lễ truyền thống thành dịp để khoe sự giàu sang, khoe quan hệ rộng và địa vị của mình trong xã hội. 
            Cũng chính sự học đòi này đã đẩy không ít người được mời dự trở thành nạn nhân, khổ vì đám cưới!

24 nhận xét:

  1. Cỗ bàn cưới ở quê em là 10-12 người, gần gấp đôi số người/bàn ở quê anh nhỉ!
    May là trước khi cưới, dẫu có nghĩ, cả đời chỉ có một lần nhưng em lại vô cùng tiết kiệm, không phung phí ngay từ cái thiệp mời cho đến chụp ảnh cưới và cả sính lễ cưới. Sính lễ cưới ngày ấy em cũng chủ động nói chồng có để gọi là để người ta khỏi xầm xì, bàn tán thôi, chứ em không quan trọng chuyện người ta phải đi lễ như thế này, thế kia.
    Mà em thích đám cưới theo nếp sống văn hóa mới hơn. Chỉ tiệc ngọt thôi, vẫn giữ được những nét truyền thống, trang trọng nhưng ấm cúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ nghĩ như em cho đơn giản đỡ vất vả, Hay ho gì trò bày biện ấu trĩ này, khổ lắm em ạ!
      Anh nghĩ nếu có lấy vợ vài lần nữa thì cũng chỉ rủ người ta đi ra quán ăn bát phở rồi tuyên bố là xong ...Hè Hè Hè !

      Xóa
    2. Hè hè....nhớ nà mời ut bát nữa nhá!

      Xóa
    3. Vậy là út đồng ý rồi nha! Hè Hè!

      Xóa
    4. Hè hè, mỗi người ăn một bát phở bò Kobe cũng được anh ạ.

      Xóa
    5. Hê hê...ý ut bẩu nà cô râu chú rể ăn phở cưới thì mời ut ké bát chớ????? Đồng ý nà đồng ý rì?????

      Xóa
    6. Đồng ý đi ăn phở ...hè hè hè !

      Xóa
  2. Tôi ở trong Nam nghe nói đám cưới ở quê ngoài Bắc, cứ xếp đủ 6 "ông" một mâm là... ăn. Ko chờ đợi gì hết phải ko bác. Mà còn chia phần, ai ko ăn hết phần mình thì gói mang về (?).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Anh !
      Cái thứ văn hóa này chẳng ra sao cả , còn chuyện chia phần thì chỉ vùng ven biển bắc bộ là còn tục lệ dở hơi này!

      Xóa
  3. Bài HẠ NHỚ đâu huynh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài ấy còn đang sửa do lỡ tay nên đăng nhầm mà ! Xin lỗi muội nha!

      Xóa
    2. TEM bài đó nà của Ut

      Xóa
    3. Tem đi út ơi!

      Xóa
  4. Hic...
    NT tui theo không trai nên hổng có ... rành!!!
    Cũng không có ưu tư sầu muộn gì sất về cái chuẩn bị lẫn hậu quả!
    Cũng sướng lắm ru!!!
    Ông bạn già ha?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn già ơi chém gió quá ! Bạn thuộc người tự trọng cao hay nói thẳng là kiêu, ai theo bạn thì theo chứ làm gì có chuyện bạn theo người ta!
      Đây chẳng tin! Thế bây giờ có theo lần nữa không vậy...Hè Hè !

      Xóa
    2. Hihi...
      Gặp là theo luôn!!!!!!!

      Xóa
    3. OK nhớ nhé!

      Xóa
  5. Nặc danh3/7/13

    Dạo này chẳng ai mời em đi ăn cưới, buồn ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật á ! Hay mình tự cưới để mà ăn nhể! Hè Hè!

      Xóa
  6. TC đang ế. Nên dị ứng với...những chuyện đám cưới. :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ế là ế thế nào còn kén chút chứ ế gì? Bây giờ 55 tuổi mới về hưu khi đó mới ế nha!
      TC còn trẻ măng non à!

      Xóa
  7. Uhm! Mình thấy điều này đúng nè: "Cũng chính sự học đòi này đã đẩy không ít người được mời dự trở thành nạn nhân, khổ vì đám cưới!".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào anh Ánh Nhật Nguyễn đã đến chơi và chia sẻ!Cảm ơn anh!

      Xóa