Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

24/03/14

NƠI LÃO NHÂN HỘI NGỘ


         Ở chỗ tôi họ đã xây dựng một trại dưỡng lão. Tôi hí hửng sau này mình già vào đấy ở cho nó sướng. Sáng đi cà phê theo thói quen vào nhà hàng cũng quen, chừng uống gần cạn ly thì ở bàn bên đánh tiếng.
        -   Trại dưỡng lão cắt băng khánh thành nay chừng đầy tháng, anh Sỏi nhận phòng trong ấy chưa?
        -   Cái thằng này tao chưa đến tuổi, đã già đâu mà vào đó. Này nhưng vào xem nó thế nào đi?
Hai chúng tôi nắm tay nhau đi dạo một vòng trong trại. Thế mà đông ra phết cụ ông thì cờ tướng , tổ tôm, cụ bà thì từng nhóm dưỡng sinh, múa quạt... Tịnh không thấy các cụ bắt chấy cho nhau nhẽ các cụ già là rất hôi nên văn hóa bắt chấy đã mai một. Có người ngồi một mình ngẹo cổ trông đến tội. Gặp cả người quen, các cụ cười răng ơi đâu vắng cả, chẳng còn cái nào, nhìn thấy các cụ cười cứ thương thương là. Nhớ câu “nuôi già lấy lời” Cha cha vậy thì đến đây lấy ít lời. Ai mà chẳng già nhưng lấy lời của các cụ trong trại này thì chẳng biết để vào đâu. Nói thế láo nhỉ!

          Ơ! Mà sao gọi trại dưỡng lão nhỉ. Ở ta có cách gọi thật chối tỷ. Đừng cãi với tôi nha, tôi chắc một điều là ngôn ngữ việt vay mượn còn chưa đủ, Cái nguồn ODA ngôn ngữ này vay được thế, nên dùng thế ! Ai đời cứ nuôi nhốt tập trung thì gọi là trại. Trại hè, trại trung thu dành cho thanh thiếu niên. Trại sáng tác văn học, nghệ thuật cho bọn văn nghệ sỹ. Nơi dành cho chiến sỹ thì gọi trại lính. Trại giam dành cho anh hùng hảo hán. Trại trẻ mồ côi . Trại giáo dưỡng. Trại phục hồi nhân phẩm… Trại chăn nuôi gà, trại nuôi lợn… cũng trại cả. Đến trại dưỡng lão nữa thì …Chả còn biết được mình muốn nói thêm gì.
           Tiếp cận với các cụ, chào hỏi mấy cụ ông, đang đánh cờ . Có cụ cùng quê với mình, trước ăn trộm ổi nhà cụ, bị vụt cho mấy phát roi mây, thế mà hỏi có nhớ tôi không thì các cụ lắc đầu quầy quậy không nhớ, rồi lại cười như trẻ thơ. Nhẽ “một già một trẻ như nhau” là thế này đây! Đang định ra về thì có tiếng gọi giật lại:
        -  Sỏi ơi vào chị chơi chút đã ! Nghe tiếng quen quay lại nhìn còn chưa biết ai, giờ già trẻ ai cũng khẩu trang, che mõm bịt mồm cả.
        -  Ơ chị Độ, chị vào đây lâu chưa? Nhà em ngay ngoài kia mà chị. Rồi chị toang toác kể tôi nghe chuyện vào trại. Chị Độ và chị Chế là hai chị em ruột. Chị độ làm ngành thương nghiệp thời bao cấp. Hết bao cấp ngành thương nghiệp XHCN chết, chị Độ chưa chết, nhưng cơ quan giải thể chị chẳng có chế độ gì. Chị lấy chồng chưa kịp có con, thì chồng chị đã bỏ chị để kịp gặp diêm vương vì ung thư. Chị độ về ở với chị Chế.
          Chị Chế đi bộ đội năm 1971. Cái thời tuổi thanh xuân ra đi phơi phới (may chưa phơi áo) . Phá núi đắp đường ra chiến trường… Chắc ngày ấy trót thề : “Chưa hết giặc ta chưa về” Thế mà đúng thật hết giặc chị về làng ngực đỏ huân chương (Mỗi tội vú lép, tóc lơ thơ). Chị bị sốt rét mãn tính (Gọi sốt rừng). Vài năm đầu mới về quê cứ đều đặn tháng nào cũng một trận sốt, mà cứ sốt là chị lại mê sảng hát bài ca mở đường và mấy bài gì nữa không nhớ được. 
           Ngày chị đi mình biết chị xinh nhất xóm, da trắng tóc dài , ấy thế mà giờ môi thâm, má hóp, đít tóp. Có thằng điên nào đi lấy một hình nhân như thế về làm vợ. Nghĩa là chị Chế “lỗng chờ” Tuổi xuân qua đi, tuổi hạ cũng qua đi, rồi đến tuổi thu cũng qua đi. Hai chị em ở vậy bên nhau. Cách đây hơn chục năm mình về quê qua ngõ nhà chị rẽ vào chơi, thấy chị chế bị tai biến nhẹ miệng méo xệch. Nhưng vẫn đi lại và làm việc được, hai chị thổi nấu bằng củi, nên hình ảnh chị cúi xuống thổi lửa bếp mà không thể nào thổi được, gió nó cứ đi đâu ấy. Hình ảnh ấy ám ảnh mình mãi mãi. Hôm nào có thì giờ mình sẽ viết chút về hai chị. Chị Độ kể sau khi chị Chế bị tai biến lần hai thì hai chị bán tất nhà cửa để chữa chạy cho chị Chế, rõ khổ nhà thì hết mà bệnh lại còn, cơ cực lắm. Hai chị em đã u sáu chục, vẫn thuần là phái yếu vật lộn với cuộc đời. Chị Chế chẳng còn nhớ nổi mình là ai, chắc chị có biết là cả đời mình trinh trắng. Hai chị em xin được vào sống trong trại dưỡng lão này. Chợt nhớ thuở bình sinh chị chế hay hát câu "Đi về đâu hỡi em..." cái giọng giòn tan của chị rất ấn tượng và nhiều lần mình cũng hát theo câu hát đó khi hát mình lại nhớ đến âm điệu của chị Chế, có lẽ nó đã ăn vào tiềm thức của mình. 
          Một lần nữa ngước nhìn dòng chữ TRẠI DƯỠNG LÃO thấy lòng man mác buồn, gọi nhà dưỡng lão nghe  nhân văn hơn. Nhìn toàn cảnh nơi đây gọi trại thì xem ra sát nghĩa hơn . Chẳng biết ở các nước văn minh họ nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa thế nào. Đây là vấn đề an sinh. Chắc họ đầu tư tốt hơn, chứ không phải cái kiểu trại chăn nuôi như ta. Còn nhiều điều khó tả lắm nhưng thôi. Đã đến giờ các cụ đi học dưỡng sinh và xem tivi. Phàm đã vào trại để mà sống thì dù là trại trẻ, hay trại già, dù là trại giam, hay trại phục hồi nhân phẩm, kể cả là chăn nuôi gia súc, là trại cả, nuôi nhốt cả. Nghĩ thương hai chị Độ và Chế...                
          Nhẽ mình già lại vào đây để được nuôi nhốt chăng(?!)

24 nhận xét:

  1. Ừ....thế mà chẳng để ý chữ trại .....
    Anh T này(mỗi lần em giở giọng gọi thế có nghĩa là tình hình nghiêm trọng+ trang trọng lắm rồi nhé!) lúc còn thực lực em tuyền mơ nhà trẻ tư thục với Nhà dưỡng lão,giờ may ghê ấy em trai em nó cũng nghĩ đến việc sau- nó lại có tiền nữa nên hy vọng của em chưa tắt hẳn. Em đang Đà lạt( ở rẻ và ăn ngon,bổ,sạch nhà người quen) nơi đây mấy người bạn tu thiền cũng có ý định tụ tập làm nhà dưỡng lão .... Tình hình căng vì kinh phí lớn và thuê người phục vụ khó lắm chứ không như ở nước ngoài có nhiều người trẻ tình nguyện tới phục vụ không lương....
    Tự dưng mệt quá,em dừng đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh thấy có một thực tế là: Nếu ở chiền mà chọn được chiền đắc địa, đắc thế, đắc nhân thì ở chiền tĩnh tại, hợp với loại chờ chết như anh em mình. Chính nơi chiền tĩnh mịch và sống có chiều sâu hơn , cái chiều sâu của sự đơn giản. Mình được làm những việc mình thích và nếu có bắt buộc thì cũng là bắt buộc trong tự nguyện.
      Chiền hay hơn nơi dưỡng lão, nhất là nơi ấy lại sống bằng nguồn phúc lợi hay đãi ngộ thì thật chết sớm đi còn hơn! Em cứ yên tâm, cứ vui với hướng đi của em ! Thế nhé!

      Xóa
    2. Ở cái nhà nhỏ vào chùa là sang nhà khác( lớn hơn- phức tạp kiểu khác) vì vậy nhóm của em quyết tâm tìm nơi vắng vẻ,tiện nghi đơn sơ vừa đủ sống an lành nhẹ nhàng,trồng rau củ tự túc,ở thung lũng vàng này anh,nhưng em thân nữ lại loại sơ cơ-không được duyệt rồi bởi em còn có bạn bè mà đội đó tịnh khẩu và căn cơ vững vàng.
      Chắc vài tháng nữa rong nhan moi mỏi em quay ra Bắc thôi,ngoài mình đất Sóc sơn còn nhiều lắm,rừng mà sát nách Hà nội,tĩnh nhưng đi về thuận lợi.....

      Xóa
    3. Hoặc về phía Chúc Động, hay Xuân mai cũng hay lắm và cũng rộng rãi nhẹ nhàng, Ôi dào hành xác quá cũng mỏi lắm không nhất thiết phải thế đâu em! Ở nơi nào đó nhẹ nhàng tự do tự tại và cũng tùy ý là thích nhất! Đời có được mấy đốt ngón tay đâu mà chịu khổ mãi hả em! Em về gần HN anh mừng! Thật đấy!

      Xóa
  2. Anh Sỏi, tụi em gọi là Viện dưỡng lão. Em tính khi nào em già, em sẽ vô đó kiếm một ... lão ông, cùng đánh cờ, cùng khiêu vũ, cùng đọc sách, trồng rau, hi hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viện dưỡng lão thì cũng hay ho đấy , chỉ có điều xã hội mình nhiều khi cứ to tát thế chứ nếu sống thực ở đó chắc phải cả chục triệu một tháng. Chà chà tiền ấy tương đương thuê khách sạn để ở!
      À mà Quỳnh ơi! Khi nào vào viện thì gọi anh đi cùng nha , nhẽ lúc ấy anh cũng còn là một lão ông tráng kiện... Đánh cờ cũng được , đọc sách trồng rau... chỉ khiêu , khiêu gì nhỉ là dôt thui (À khiêu vũ) Hì!

      Xóa
    2. Được á anh Sỏi, chừng nào em già, em sẽ rủ rê anh vô viện dưỡng lão và em sẽ mở lớp khiêu vũ trong đó để kiếm tiền ... ăn kem. :D
      À, năm ngoái em có vào viện dưỡng lão ở Thị Nghè thăm bà Mười của em. Bà nhất quyết không chịu về nhà ở với cậu mợ nha anh, rủ rê thế nào cũng không chịu. Đúng là viện phí cũng nhiều lắm anh ạ, nhưng ở đó họ chăm sóc các cụ rất chu đáo. Em gặp 1 bà cụ tóc bạc phơ, sắc sảo và khỏe mạnh đang ngồi đọc báo. Hỏi chuyện mới biết đương thời bà cũng làm chức gì đó lớn lớn và quan trọng, chắc vậy nên mới có tiền vô đó ở. Nhiều người quan niệm vào viện dưỡng lão thê thảm lắm, con cái chắc không ra gì nên bỏ cha mẹ vô đó. Theo em thì chưa hẵn anh nhỉ? Nếu mình vô đó ở với đồng trang lứa, cùng sinh hoạt như một xã hội thu nhỏ, có người chăm sóc sức khỏe, lâu lâu về thăm con cháu, mỗi tuần con cháu ghé chơi, ... có khi vui hơn ở chung rồi sinh chuyện khóc lóc giận hờn. Do cái general gap mà, chưa chắc ở chung tam đại, tứ đại đồng đường đã là phúc.

      Xóa
    3. Ôi em! Anh đã đến một trại dưỡng lão ở Hà Nội, mỗi tháng phải nộp 7,5 triệu mà cứ hai cụ một phòng không có ti vi, không có tắm nước nóng. Thật sự phí tiền và vô nghĩa với cái tên dưỡng lão. Mà nhìn vào cảnh ấy khó chịu lắm em ơi!
      Nếu nhà dưỡng lão mà quan tâm chăm sóc chẳng cần cái nhân đạo củ chuối kia chỉ cần đúng giá trị đồng tiền. thì cũng vui và đáng sống mà không ân hận gì.
      OK Nhớ khi nào vào viện rủ rê anh nha ! Hì!

      Xóa
  3. Bài này hay quá. Em nghĩ có thể họ gọi "Trại" như trại chăn nuôi, vì chắc vào đó cũng phải sống theo kiểu "có sao nên vậy". Ở nước ngoài Khu dưỡng già thường là nơi phong quang, sạch đẹp, thoáng mát, yên tĩnh nhất. Ở đó có đầy đủ tiện nghi như trong 1 khách sạn hạng sang của VN. Y bác sĩ là những người có tấm lòng nhân hậu, tận tụy với người bệnh. Họ rất dịu dàng, chu đáo. Những người đến làm việc phục vụ ở đây lương khá cao, nhưng công việc cũng vất vả, vì người già thường nhiều bệnh và lãng trí, lại khó tính nữa. Nhưng muốn gì, đòi gì cũng được phục vụ chu đáo.
    Chỉ có điều nếu ai không đóng bảo hiểm chăm sóc tuổi già, thì tiền đóng rất đắt. Bản thân người ở Nhà dưỡng già không đóng được, thì con cái phải chia nhau bổ đầu mà trả. Trường hợp cô đơn, không người thân thích, không có bảo hiểm thì quỹ Xã hội của thành phố thanh toán hoàn toàn.
    Thanh niên tình nguyện như bạn Ong nâu nói chỉ làm trong dịp hè phải đi vào thực tập thực tế thôi, còn ai làm cũng đều có lương, người có chuyên môn thì lương cao, người giúp việc thì lương thấp. Nhưng quan trọng là ai đã vào phục vụ trong đó đều có 1 trái tim nhân hậu và bàn tay vàng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quyền sống và chế độ an sinh của các nước phát triển thì mơ ước rồi. Nhất là ở các nước tư bản giãy mãi mà chưa chết ấy thì là nơi lý tưởng. Mà người như anh Sỏi cố sống 200 năm nữa thế nào cũng vào được trại DL như các nước tư bản bây giờ! Chuyện này em chắc là có thực tế hơn anh. Mà ở mình cũng có một vài nơi thu tiền thật cao về việc nuôi dưỡng người cao tuổi, nhưng nơi ở của các cụ thì rất tệ. Người Đàng mình rất có tài xâu xé và tranh ăn, các cụ hay trẻ con cứ hớ hênh là chết. Bởi tiền nào chả là tiền...Ôi lắm chuyện...Hì ! Rất cảm ơn em!

      Xóa
  4. Bài này hay quá...KTT viết vậy.
    Bài này giọng văn đầy thương cảm nhỉ,đầy lăn tăn( trăn trở) nhỉ! Thực ra bài này gợi nên mới có ba người com đều com nhiệt thành.
    Tất nhiên tớ cũng vào trại dưỡng lão để các bà lườm nguýt tranh nhau ông lão nào còn tẹo hơi sức, tất nhiên sẽ lụi cụi trồng cây,rau,chả mềm mại để khiêu vũ- khéo chân bước run run ấy chứ nhưng cũng nhún nhẩy nếu có nhạc.......đùa vậy thôi chứ đúng là chúng ta hay thơ thẩn văn vẻ nhiều thứ chuyện đề tài này hay thật lại gặp đúng lúc mình đang rảnh và thoải mái,hay mình cafe đàm đạo đi bác, đ/c: Số 1- đường Ngô Quyền - Đà lạt.
    Em Ong thì muốn còn chút sức khoẻ vào sớm phục vụ chỗ nào đó,nhưng khi đi phục vụ khoá thiền 10 ngày, vất vả quá vì phục vụ đông và dạy sớm khi thời tiết lạnh nên bị cảm phải khăn gói về nội thành ngay,sư phụ nói do ốm thân một phần thì ốm tâm hai vì người chỉ huy ghê gớm hà khắc Ong non nớt dễ bị tổn thương nên mới vậy. Giá mà ở gần em sẽ mời ăn sáng( bánh mỳ đen,chay) và cafe cả tháng để kể lể và nghe nhà bác T nói chuyện,duyên gớm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn Đà Lạt hả Ong!
      Giờ Ong có thì giờ có điều kiện thì em cứ đi, chọn cho được nơi nào có nhà dưỡng lão hay nhất thì tìm cách ở lại đó . Để sau anh Sỏi sẽ cũng vào nhà DL mà có Ong làm cơ sở thì hay rồi Hì Hì Hì !
      Mà tốt nhất tìm chiền mà ở là hay nhất Ong à! Tha hồ giồng cấy , tha hồ lướt Web... hihi!

      Xóa
  5. Có cì bài hay mờ hum ni ut .....úm, chả zô tem được, hưc hưc..... hụ hụ.... zìa măm cháo hành thui, khỏe mí đọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Út "ngọc thể bất an" à! Ui chời ui ! Có đứa tró nào nó đấm nưng bóp tay cho không , Út Úm Út nằm co à, liệu có qua nội cái hà này hông. Thương quá tội thôi !
      Mà Út ốm sao vậy em! Ráng ăn hết bốn năm tô cháo chắc khỏi nha! chịu khó ăn nha!

      Xóa
  6. Em sẽ quay lại...

    Trả lờiXóa
  7. Đọc hết bài viết ...HN thích nhất tên bài " Nơi lão nhân hội ngộ " anh ạ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi thế a! Mà em mới chôm được cái ảnh AVATA sao vậy anh xem kỹ không phải em! Hì!

      Xóa
  8. Có người bảo đời người chia làm ba giai đoạn. giai đoạn làm người là thiếu niên nhi đồng, Giai đoạn làm khỉ là khi trưởng thành( suốt ngày phải nhăn nhó lo lắng) và giai đoạn làm chó ( trông nhà cửa và cháu). Lão nhân vào trại là trốn cái giai đoạn được làm....
    Cũng có người nói khi con người sinh ra lẫm chẫm bước đầu tiên rồi cuối đời lại lẫm chẫm những bước cuối cùng rất cần những bàn tay chìa ra...dù là bàn tay của bất cứ ai
    Ai cũng sẽ phải già trừ khi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những comment của DK thật tuyệt vời , luôn mới và sâu sắc anh rất hài lòng với những comment của em!

      Xóa
  9. Chị Chế chị Độ cái chi chi? Bày đặt Chế Độ thì nói mẹ ra đi để người ta còn thấy mày có gan. Chao ui, Hòn Sỏi sủa " cao thâm". Ha ha...

    Trả lờiXóa
  10. Mỗi ngày tặng Sỏi cục phân
    Sỏi ăn Sỏi sủa " cao thâm" ngất trời.
    Ha ha...

    Trả lờiXóa
  11. Tao rồi sẽ gặp mày thôi. He he... lúc đó tha hồ ngồi xổm chó à.

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa