Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

02/04/14

VUA CHỔM



           Đang ngồi túm tụm quanh ấm trà, anh ND giám đốc giám đêk, đi họp chấp hành cái con mẹ gì, về khoe Anh  Nghị con trai Anh Dũng  được điều về làm phó BT tỉnh KG… Anh ND gần 60 tuổi nghĩa là đáng tuổi cha chú của "Anh Nghị" nhưng không nên gọi cả hai đều là anh, hai thế hệ cùng một chiến hào. Tốt quá. Cùng chí hướng nên đồng chí con đồng chí ba là có, mà còn có nhiều. Tuy nhiên nói với cái ngữ điệu như thế nghe khó lọt tai… Tôi là tôi đéo thích GATO! Hơn thế chuyện thừa kế cái giống nòi uyên bác (giờ gọi là ghen di truyền) là tất - lẽ - dĩ - ngẫu!
          Chẳng nói Âu , Phi xa xôi, nói ngay nội bộ mấy anh em XHCN đây thôi. CUBA thì ông RA UN làm giúp ông PHI ĐEN, Bắc Triều thì anh ỦN thay cho bố ỈN. Mà rồi ở ta cả ngàn đời nay cũng vẫn cha di truyền sang con. Nếu không vậy thì đến bố các cụ cũng không nghĩ nổi câu “Con vua thì lại làm vua – Con sãi ở chùa đi quét lá đa”.
          Này! Mà bỏ mẹ hai cái nghề đầy tớ giờ hay lắm, làm nghề vua thì khỏi nói ai cũng biết sướng như vua. Còn nghề quét chùa giờ cũng kiếm bộn tiền. Bao năm mơ ước cũng chẳng biết có xin nổi chân quét chùa Quán sứ  hay chùa Bái Đính cũng tốt. Mà nói đến Con vua lại làm vua. Trong dã sử có cái anh chúa chổm sau là ông Vua Lê Trang Tông. Chuyện phán rằng:
          Năm Đinh Hợi ( 1572 ). Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt. Trong ngục, một người đàn bà bán cơm hàng ngày được phép mang cơm đến cho vua. Dù Vua đã là phạm nhân, héo hắt vì bị tù đày,  nhà vua cũng cảm thấy bên cạnh một người đàn bà còn đôi chút nhan sắc, ngoan ngoãn chăm nom. Rồi hai người cảm thương gắn bó với nhau .
           Một hôm nàng nói là nàng đã có thai, đồng thời báo tin: họ Mạc định bức tử nhà vua . Vua trao cho nàng một ngọc ấn đã giấu kín trong đai áo , đoạn dặn dò:
          -Nếu con của chúng ta sau này là trai thì đây là một chứng vật, chứng minh nó là dòng dõi đế vương. Còn nếu con là gái thì nàng hãy vứt bỏ ngọc ấn, đừng để kẻ nào lợi dụng  ! .
          Chiêu Tông bị giết chết . Người bán cơm sinh con trai, đặt tên là Duy Ninh . Sợ tung tích bại lộ, nàng đem duy ninh về chốn thâm sơn, kiếm củi nuôi con .
         Ninh lớn lên, vẻ người tuấn tú. Nhưng Ninh mắc  tật ăn chơi trác táng, nợ nần, khiến hai mẹ con thiếu thốn vất vả .Tương truyền ở chợ quê nơi mẹ con ninh bán củi, người nào được Ninh mua mở hàng, thì hôm đó bán rất đắt hàng . Người bán hàng gặp Ninh thì đua nhau chào mời mua cho kỳ được . Ninh không có tiền nên hẹn chừng nào làm ăn khá giả sẽ trả . Họ đồng ý , do đó Ninh nợ càng nhiều .
          Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê , bề tôi nhà Lê kẻ chạy theo tân triều, kẻ nổi lên chống Mạc .Trong số những trung thần có Nguyễn Kim trốn sang Sấm Châu ở biên giới Việt – Lào, nhờ vua Lào giúp đỡ để gây thanh thế chống Mạc. Nguyễn Kim quyết định phải tìm cho được một người dòng dõi nhà Lê . Nhưng vì sự đàn áp thẳng tay của nhà Mạc, Nguyễn Kim không tìm thấy ai. Ông rất nòng lòng khôi phục cơ đồ, nên mới nhờ một bốc sư suy đoán về thời thế và nhân sự . Bốc sư trịnh trọng tuyên bố :
        -  Dòng Lê chưa hết! hiện nay Chiêu Tông còn một hoàng tử cuối cùng, đang sống lang thang. Nếu có ý muốn tìm , thật chẳng khó. Cứ thấy một thanh niên có tiếng tốt , đầu đội mũ sắt , mình ngồi kiệu cối xay thì hẳn là đúng. Người ấy sẽ phục hưng vương triều .
         Nguyễn Kim mừng lắm, cho nha lại đi tìm. Bấy giờ Nguyễn Kim đóng binh ở biên giới Việt – Lào,  Duy Ninh cũng đang lang bạt ở đấy .Một hôm, Ninh vừa ở trong quán rượu đi ra bỗng găp một trận mưa rào đổ xuống. Ninh đầu không nón, nhân tìm thấy một cái chảo bỏ không, liền đội lên đầu che mưa . Mưa gió làm con chó hoang ngủ bên đường thức dậy . Nó thấy bộ dạng Ninh lạ kỳ quá nên sủa và đuổi theo. Ninh hoảng chạy bổ vào nhà người dân , nhẩy ngay lên một cái cối xay lúa để tránh. Quân sĩ của Nguyễn Kim trên đường đi tập trận về , trông thấy dáng Ninh thì la lớn :
         -  Vị hoàng tử mà tướng công ta tìm kiếm , chắc là người đội chảo sắt và ngồi kiệu cối xay kìa ! .
        Duy Ninh nghe được, ngỡ là quân Mạc đuổi bắt nên bỏ chạy. Từ đó thấp thỏm lo âu, đem nhau sang hẳn đất Lào ,  sống bằng nghề thợ nhuộm. Tuy cuộc sống không sung túc, nhưng không ai biết được tông tích nên mẹ con Ninh thấy đỡ khổ đôi phần .
           Một hôm , nhân bại trận , Nguyễn Kim rút binh sang Lào . Ông rất ngạc nhiên khi đi ngang qua một căn nhà nhỏ, trước cửa có dán một câu đối bằng chứ Hán :
                        “Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
                          Đỏ tía triều đình tự cửa ta”
           Ý nghĩa tuy biểu lộ, chủ nhân làm nghề thợ nhuộm, suy ngẫm kỹ thì còn hàm chứa một khí phách phi thường . Nguyễn Kim ghé vào nhà, gạn hỏi. Quả thật Nguyễn Kim không lầm. Mẹ con Duy Ninh kể lại đoạn đời đau khổ vừa qua và trao ngọc ấn làm tin .
            Nguyễn Kim rước Duy Ninh về Thanh Hóa, cử đại binh đánh Mạc. Duy Ninh được suy tôn đế vị, tức là Lê Trang Tông. Khi Duy Ninh được xa giá rước về Thanh Hóa, đi ngang làng cũ, chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, những người bán chịu cho Ninh ngày xưa xúm lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm ông gì nhưng thấy được đi xa giá , quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt , nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh .
            Nhà vua cũng không biết làm sao mà trả cho hết, nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ nợ. “Nợ như chúa chổm” trở thành một thành ngữ chỉ những người mắc nợ quá nhiều. Nhưng cũng là một điển tích chứng minh cho việc con vua, dù có thế nào rồi cũng vẫn làm vua. Anh Chổm chẳng có tiền đồ cơ hội nào, nợ ngập đầu mà còn thế, thì anh Nghị lý do gì để lá cờ trách nhiệm thiêng không được trao tận tay.

7 nhận xét:

  1. A! MỞ ROÀI, NIP TEM PHÁT.

    Trả lờiXóa
  2. Mà cái tích này thật kg ka? Sao Nip chưa nghe bao giờ nhỉ? hay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chưa có người kể nên em chưa nghe đấy thôi ! Giờ anh kể em nghe vậy !

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc xong thấy...ngậm ngùi quá anh Sỏi ạ. :d. Em là con nông dân. :p

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi! Vậy thì thành phần gia đính anh cũng giống em Hì!

      Xóa