Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

10/08/14

CÁI NGU THỨ NHẤT - T1


Các cụ xưa chém rằng:
“Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai – Lãnh nợ - Gác cu - Cầm chầu”

          "Làm mai" Tức là làm mối, chắc ai cũng biết rồi nhưng sao lai ngu? Nếu mà 2 người được làm mối họ lấy nhau, sống với nhau hạnh phúc thì không sao, còn nếu “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”  họ lấy cái đứa mai mối ra mà phang, mà chửi ! Há chẳng phải ngu sao?
           "Lãnh nợ" Trả nợ đậy hoặc vay tiền dùm, kiểu giúp đỡ về tiền bạc cho người ta, hoặc 1 vấn đề đại loại như "không ăn ốc mà phải đi đổ vỏ". Nên ai có ý lãnh nợ dùm hoặc vay nợ hộ mà mọi người vẫn nói cho dễ hiểu vay bầu chủ, là việc làm dại dột (Dĩ nhiên là ngu).
           "Gác cu" Bẫy chim cu. Đây là một trong những thú tiêu giao của người Việt. Người mê “gác cu” tốn công, tốn của, tốn thì giờ. Ngồi đâu thì ngồi im như chết, muỗi vắt cắn thì mình cũng cắn răng cấm kêu và động đậy… Cu bẫy được chăm sóc rất cầu kì, chăm nuôi “hơn con mọn” Ngỡ chim đã thuần, 1 năm, 2 năm hay 5 năm…, nhưng nếu vì lý do nào đó, chim “sổ lồng”, là bay vù một mạch, mất dấu mà không hề “ngoảnh lại”. Trước cái tính vô ơn, bạc nghĩa của chim cu. Người nuôi có cảm giác là mình bị hớ, Mà đúng ra thì cũng là ngu, bị ngu.
           "Cầm chầu" là người  đánh cái trống giữ phách hát chèo văn, hay hát ả đào. Việc này đánh đúng, đánh hay thì người hát cũng đúng cũng hay. Nhưng người nghe hát chỉ khen người hát hay chứ không ai khen người cầm chầu hay. Như vậy, đó là việc ngu nữa .
                                                     oo0oo
            Tôi buồn cười khi chính mình nằm trong chuyện nói về cái ngu SỐ 1  …May mà hồi kết lạc hướng!
            Thật ra tôi không định viết thế này mà phịa ra một cái chuyện na ná, rồi kết chuyện dở òm, ngớ ngẩn cho xong chuyện. Nhưng nó không đành, chuyện người thật, việc thật, viết sai cả làng xúm vào nó chửi rất nhục.      
            Chuyện nào thì được chứ riêng chuyện này thì không phóng tác tùy tiện, còn đang sống ma bọn nó đây mà phịa thì quả là quá khó, kể cả là cái kết ngớ ngẩn. Nên thôi! tôi kể thật thà.
            Hôm qua anh gọi cho tôi, chúng tôi có việc thì vẫn ới nhau, giả dụ có chết thì cũng ới nhau cùng chết, anh mời tụ nghĩa. Anh bảo tiệc trọng và được kèm trẻ em gái, cũng nên thửa lấy một em. Cắp nách một em mà đi cho khí thế, bởi bữa tiệc đó là tiệc trọng, lại tổ chức theo cảm hứng. Tôi ngây thơ bảo không có em nào. Anh xẵng:
          -  “ Thằng này! Mày dân bloger, anh lạ đéo! Mày á! nhiều em chết mày rụng như sung. Mà không có thì… Chẹp chẹp …!  Hay thuê lấy một em, chuyện dễ như con rể đấm bố vợ.
          Tôi nhăn nhó giải trình, bạn ảo chỉ toàn trẻ con, có trưởng thành thì số em đen đủi lần trước hỏi đứa nào cũng bảo đang đóng bỉm. Tôi phát minh sáng kiến đề nghị anh xin cho được mang nái sề, rồi tôi ca tụng nái sề nhà em còn tươi giòn đáo để, ra dáng lắm lắm.
          Anh chửi tôi thậm tệ, tiệc như thế này là tiệc phi chính phủ, vợ đéo bao giờ được tham gia. Mà nay mày phải có một một đứa nữa luôn luôn thay vợ khi sa cơ lỡ bữa. Mày ngu lắm có ai đi dép một chân bao giờ… Nghe đoạn tôi tự ái đến cổ phọt ra câu thôi dí c… đi nữa. Anh lại mềm nịnh ngọt, Thôi thế thì cứ đi, nhỡ thằng nào dở hơi hơn mày, mang dư theo một đứa.
         Ừ ! Câu nói này của người thông minh, biết đâu đấy nhỉ ý tứ này hợp với thằng số đào hoa, còn số mình đi đâu cũng đạp cứt trâu. Bụng bảo dạ… Mà biết đâu Metsi đá ra đéo gì mà cũng còn ăn quả bóng vàng.
          Bạn của anh tưởng ai hóa ra con mẹ “Đốp”. Ờ mà Mẹ đốp chỉ nói năng hồ đồ bặm trợn chứ còn nó xinh. Có đủ tứ đức nhá “Má hồng…Lưng ong… Mày rậm…Chân dài…” Tứ đức này nới phải, chứ cái (Công Dung Ngôn Hạnh) xưa mẹ nó rồi. Cấu hình thấp đéo dùng. Tôi chẳng biết họ quen nhau khi nào, chỉ biết hôm nay anh tự nghĩ ra một bữa tiệc, không phải long trọng như anh nói, chỉ là chén thịt chó, một bữa lẽ ra ngồi bệt nhà sàn thì anh lại ngồi bàn và kê gầm nhà sàn , thế mới ngu.
          Tiệc tụ nghĩa được dọn trong gầm nhà sàn, ba bên hông nhà là vườn cây, không phải cây đào mà chỉ toàn sấu và xà cừ, duy chỉ có phía sau là cận giang. Nói thế cho Hán ngữ , cho ra điều thanh tao. Con sông  Vân (tiên sư con sông Vân) tên nghe đẹp thế, mà khó nhọc hiền hòa chở trong mình nó không phải phù sa mà là “lẩu”. Một dòng lẩu tràn ứ cứt đái và thi thể động vật. Quanh quẩn đâu đây mấy thằng choai choai đầu trọc, đang triết lý món gan nướng lá na.
          Anh đưa thẳng con mẹ Đốp đến bên tôi, nó cười mặt tôi thấy man mát, như là mưa ngâu, nó chào tôi đấy. Anh định giới thiệu, thôi thôi tôi biết không bằng anh, nhưng cũng quá chỗ anh định nói, anh cười.
          Bầu không khí bao gồm; Cái cười của anh, Đốp nhe nhởn, và mấy thằng đầu trọc, hòa trong không khí mắm tôm xoắn với sóng nước sông Vân quyện chặt thành bầu không khí rất ư xô bồ, tục tĩu. Tôi lấy làm ái ngại lắm vì chính tôi cũng đang khó thở. Quay đầu nhìn con Đốp, nhìn kỹ, chưa uống một giọt rượu nào, tôi tin vào mình rằng thì là con Đốp rất xinh. Thế nào mà lại làm vật cắp nách của anh. Mùi da thịt của nàng, chắc Pháp cuốc nên tôi chịu được, rồi cũng rất nhanh quên hẳn cảnh quan tục tĩu quanh mình. Khi con Đốp dí cái mông tròn vừa khít vào cái mặt ghế, thì anh bạn tôi rảo bước ra ngoài, tí cái lại cắp nách một đứa nữa. (Con này sau tôi biết là anh đã thuê nó theo hợp đồng tàu chậm). Bốn người quây quần , tôi và Đốp ngồi một bên, anh và bạn mới của anh một bên, cái bên kia hai người nói chuyện và …rất tình cảm.
          Tịnh không thấy con Đốp thể hiện thái độ ghen tuông, khó chịu.
          Chúng tôi và buổi lễ kết nghĩa, chẳng biết bắt đầu từ ai… Cũng là lúc mọi nhẽ lăn tăn của tôi tạm lắng. Nàng Đốp đưa tay chộp cái lá mơ to tướng, vảy cái lá cho khô mà gió cuốn vù vù, xong việc thì tay kia cũng khều được miếng dồi chó bằng đũa. Nàng cuốn nhẹm miếng dồi vào cái lá mơ, giang tay sục sản phẩm vào bát mắm tôm vắt chanh xàu bọt. Đôi môi hồng của nàng chiếm giữ hoàn toàn miếng dồi chó. Chỉ chờ có vậy xong, anh có thì giờ tuyên bố lý do. Cũng chỉ một câu;
-         Nào nâng ly chúc sức khỏe.
         Cả bốn ly cùng gõ lanh canh nghe rất hội nghị, rồi cạn khi nó được nhấc khỏi những đôi môi hồng, tôi nghe thấy tiếng “soạt” bên cạnh. Là tiếng Đốp uống rượu.
         Có tôi và anh là đàn ông, tôi vẫn nghĩ mình lễ phép chỉ với anh, nhưng không tôi nhầm, giờ tôi còn dành rất nhiều sự kính trọng lễ phép cho con Đốp, khi nàng khều đôi đũa vào nồi canh xương, mang ra một cái chân chó, cầm cái chân gặm một cách điêu luyện. Nàng ăn mà tôi lại cảm thấy ngon miệng, thế mới chết chứ! Kìa! như hiện ra trước mắt tôi hình ảnh một người thợ lành nghề. Ồ không! Một nghệ sỹ đang hát cải lương , tốc độ cải lương chứ không phải đọc RAP. Những người ăn à "làm" được như thế hẳn là một tài năng, chí ít cũng có thâm niên ăn chó lâu năm.
         Chẳng biết tôi có mấp máy môi định hỏi gì Đốp không. Nhưng nàng như đoán được lòng tôi, nàng nói
-   Ăn thì phải miếng to đủ để tiếp xúc hết các niêm mạc miệng thì sẽ thấy ngon hơn.
          Cái này thì tôi đã có lần nghe ai đó nói rồi. Nhưng khoan đã chờ chút. Bây giờ tôi lấy hộ nàng cái khăn ăn ướp lạnh, soạn cho nàng đôi đũa, cái thìa,  tôi rất lóng ngóng, thấy thế thì nàng bảo:
         -   Không cần. Thịt chó “Phi thủ bất chỉ” Nghĩa là không dùng tay mà bốc thì mất ngon.
          Từ nãy giờ tôi chỉ nhận từ con Đốp hết bài học nọ đến bài học kia. Tính lại cả nghĩ, tôi thấy các cụ dạy phải lắm … Đừng chủ quan, học cái đéo gì thì cũng nhớ là phải học ăn trước đã, học ăn chẳng dễ đâu, dễ thì đã không bị con Đốp nó qua mặt ngoạn mục thế này. Tôi như thằng nhà quê trước mặt nó, đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.
           Cuộc hải chiến với nồi canh chó kết thúc.
           Bây giờ lính thủy chuyển sang  đánh bộ, Người ta cứ hay ăn theo lối cổ điển còn nàng thì khác, khác rất nhiều. Nàng múc rựa mận ra bát, rồi ngửa người ra thong dong thửa lại hai chân, bây giờ tôi mới hiểu tại sao vào nhà sàn ăn thịt chó mà không ngồi bệt xuống sàn lại đi ngồi ghế. Hai chân nàng dạng ra,  mở rộng bằng vai, tạo phong thái thật thoải mái. Tôi thấy nàng xử sự với bát rựa mận như ông Tây hay bà Đầm ăn súp vậy.
          Khi bà Đầm ăn súp chắc họ phải nâng bát súp và dùng thìa xúc từ tốn, chắc chắn bà Đầm không để bát súp trước mặt rồi cúi đầu xúc ng mạng đổ vào mồm. Nhưng bà Đốp bạn tôi lại đang cúi cúi trước bát súp An Nam kia...! Nhà hàng loại này không nên ăn trong nhà có máy lạnh, thế thì bao giờ cũng có quạt, Mái tóc đã ép thẳng và nhuộm vàng rủ xuống bát rựa mận . Một cơn gió quạt mạnh chừng cấp 4 đã nhúng cả một nửa mái tóc yêu vào cái bát súp An Nam... Tôi đồ rằng mắm tôm trong rựa mận sẽ theo con đường tóc tơ để đến với trí tuệ, với tâm hồn nhạy cảm của Đốp yêu.
          Anh bạn nối khố của tôi đương kiểu cách với bạn gái vừa thuê, lườm sang một cú sắc lẹm, rồi đứng phắt dậy ra ngoài hiên nháy điện thoại, Nàng Đốp còn đang giải quyết hậu quả và bận tay, nên bấm nút loa để máy trên bàn giọng nó ngọt và rất đậm đà:
          A LÔ!  Anh ơi em nghe đây!
        -   ĐM mày làm tao thất vọng, tao định làm mối mày cho người ngồi bên cạnh mày đấy. Còn chưa đến lúc tao tuyên bố, mày định làm phí cỗ của tao, mà sao mày chẳng giữ ý tứ gì, ăn uống cẩu thả bỏ mẹ.
         “Ôi giời Lạy Chúa! Lạy đức Phật! Lạy luôn cả Thánh ALA tôn kính! Hihi!”
         “Tiếng loa to cả phòng cùng nghe, chỉ người gọi điện  đứng ngoài hiên không nghe được anh nói gì!
...
Lẽ ra biên thêm nữa nhưng thôi, tôi đã nói ngay từ đầu, chuyện này khó ở cái kết chuyện, muốn ai hiểu sao thì hiểu ...Hihi!




4 nhận xét:

  1. Đọc hết rồi anh -ngẫm rồi mà ........bỏ hết đó đi -Cuối tuần đi làm chén anh há -

    Trả lờiXóa
  2. Hihi! Hay thật ! Anh Sỏi điêu ! Viết truyện ngắn mà cứ tôi với tớ như thật! Em biết thừa anh Sỏi ... Ế chỏng mà còn ra bộ...!
    (Anh đừng giận nha em đùa chút)

    Trả lờiXóa
  3. Vẫn vậy: viết tốt.

    Trả lờiXóa