Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

16/10/14

Quê anh có NÚI

       Nhà anh bên này núi và bên này QL 10, Nói thế các chú rất khó hình dung phải không? Thì đến anh nói ra mà cũng còn thấy khó hiểu, giả sử anh chỉ đường như vậy các chú có là thánh mới tìm được nhà. Ấy thế mà nếu vào trường hợp của anh, anh đồ rằng các chú cũng sẽ lặp lại như anh, cũng thế thôi! Vô lý, ở đời chuyện nhỏ vô lý đã đành chuyện to cũng vô lý.
         Núi mang tên gái “Ngọc Mỹ Nhân”. Anh không chắc, có giai thoại bảo rằng ngày xưa cái tên này do ông Nguyễn Công Trứ đặt cho, vì tất cả những người đi từ phía nam ra, nhìn  dáng núi như người con gái ngủ  … Thật ra anh trông xa ngỡ một hòn núi liền như một thiếu nữ châu Phi , à! Phụ nữ 30 tuổi thì đúng hơn. Nàng đang nằm ngủ. Không … nàng chết rồi, cái xác chết nằm ngửa, tóc xõa ngực trần.        
         Nhà anh ở giữa xóm núi, ngang với thắt lưng của Ngọc Mỹ Nhân, chứ không phải giữa hai chân của nàng. Anh nói đến đây những ai là công dân ở TP Ninh Bình ắt hiểu, giải thích thêm phí nhời. Còn anh chẳng hiểu sao cứ nhìn thấy gái đẹp là lại nghĩ đến quê hương yêu dấu mãi.
        Làng anh,ngày xưa gọi xóm Núi, giờ các Đại biểu hội đồng nhân dân họp, đặt tên xóm Núi là Phố Đại Phong. Nghe cái tên mới, thấy ngu ngu sao ấy.
        Mà chẳng nên chửi, chính quyền họ ba ba vào mồm. Phải là uyên thâm lắm mới đổi được cái tên ác chiến thế, phải tổn hao bao nhiêu chất xám đen xì mới nghĩ ra được cái tên đẹp thế(!) Phải hết bao cơm gạo của dân mới nghĩ được cái tên kép hay kinh khủng(!) Phải nộp mấy chục năm thuế mà nuôi các đại biểu , các đại biểu mới cho ra đời được cái tên hoành tráng và đấy chất bão tố thời đại.    
        Phải thừa nhận, cái tên Đại Phong là sản phẩm của trí tuệ đéo siêu phàm thì cũng siêu thực.
        Nói đến tên làng lại liên quan đến núi, hôm trước ngồi đánh cờ, có hai cô sồn sồn, đang đi con xế hộp dừng cách mấy “Đế Thích” không xa, Các cô  phôn hỏi số nhà một người nào đó… Bỗng một cô nói: “Đại Phong cái L, gọi mẹ nó xóm núi cho chị mày dễ tìm. Nghĩa là người trong xã hội định vị phố Đại Phong nhà anh. Mặc định nó ở háng ngọc mỹ nhân rồi.
         Sườn bắc của núi Từ năm 196 mấy, người ta làm nhà máy nhiệt điện, do chạy bằng than nên khói mù mịt. Ninh Bình trở thành Ninh Buồn, Ninh Bụi là do vậy. Cũng vô tình cái ống khói nhà máy ngang tầm bụng mỹ nhân. Thời văn minh người ta xây lại theo phương pháp lọc bụi bằng tĩnh điện, nó cao hơn núi, thế đéo nào cái ống khói ấy trông như cái rốn  mọc trên bụng của người đẹp.  Chỉ cái ống khói này mà có nhiều giai thoại lắm nha…Sau có thì giờ anh kể bù.
         Này! Xưa nay các chú bảo anh thâm, đéo sai, anh đang định cư ở tận háng mĩ nhân, một nơi có thể gọi là “thâm sơn cùng cốc”. Thế mà không thâm được thì thế nào mới gọi là thâm. Ai chưa hiểu câu này gãy gọn thì đọc đoạn này sẽ hiểu tới ngọn ngành ngay, còn nếu vẫn không chịu hiểu thì…!
         Lại quay về núi nha! Anh đã từng vượt Trường Sơn, Đã đi không dưới chục lần từ Mường Ca Xỷ lên đỉnh Xalaphukhun, một đỉnh núi chỉ đi lên cũng dài 60 km, trên đỉnh có sân bay dã chiến của Mỹ, mà ngày đó là K8 của Trung đoàn 3 đóng chốt. Anh đã vượt đèo Hải Vân bằng chính đôi dày cao cổ bốn mùa, ấy thế mà Núi nhà mình thì mình lại chưa bao giờ lên đỉnh.   
         Chỉ nghĩ đến đó thôi anh đã điên lên rồi.
         Anh bắt đầu lang thang, dù đường xá bao xa cũng bắt đầu từ bước đi thứ nhất, Anh đeo vắt vẻo bên hông chiếc bi đông thời đánh Pol Pốt, chả phải nước mà là rượu. Một thằng dở người nhìn thấy anh trắng trẻo trong cái áo phông trắng , quần sorh trắng đầu trọc lốc. nó gọi lũ thanh niên bảo là có thằng người  Nhật vào núi tìm vàng. Thế nào cả lũ bám theo anh đến đỉnh núi. Phát hiện ra người làng, chúng kể anh mới biết. Thế là bidon rượu của bố mày đi tong.
         Nhìn từ đỉnh núi anh thấy dãy núi thấp, gồm 5 ngọn nhẽ thế mới đủ các bộ phận giống như một người đẹp.
         Nhìn từ Gu gồ núi trông như một đống cứt chó nhão văng vãi. Cái ống khói của nhà máy nhiệt điện trông như cái que cắm vào giữa đống cứt ấy.
         Tôi quê mùa cục mịch mà lại ở ngay chốn linh thiêng của Ngọc Mỹ Nhân. Đã có bao nhiêu bài hát về núi nữa chứ ! Có điều hằng đêm tôi ngủ luôn nghe tiếng chim lợn choe chóe, ai không quen, yếu bóng vía hay là người có tâm hồn dị đoan thì khó ngủ lắm, vì họ nghĩ rằng nghe tiếng chim này xúi quẩy, anh muốn nói là trong tất cả các bài hát không hề có tiếng chim lợn bao giờ.
         Từ nhà anh vài bước ngang qua QL10 là vào chân núi. Phía bên kia của núi là nhà máy điện có cái ống khói như cái rốn cô tiên.

Núi đây! 

4 nhận xét:

  1. Hihi!... Tem vàng cho tím HS thân mến ơi! Đên an lành bên HS nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sỏi cảm ơn BLTT! Luôn mong bạn vui, hạnh phúc!

      Xóa
  2. Bác ơi! Hôm e đi chùa Bái dfisnh cả đoàn vào e ở bãi xe chờ người quen.hẹn rồi tới h G thì họ ta tắt máy ấy, có chụp mấy cái ảnh từ bãi gửi xe của chùa có đúng cô gái nằm ngủ đấy không nhỉ? Nhìn rõ nét sinh động mà.
    Không dưới chục lần đi 60 km chỉ tính lượt lên,nể nhỉ!
    Áo phông trắng ,quần trắng luôn,đầu trọc ..... Xem nào vẽ bức tranh này phát( e tròn lên toàn mặc đồ đen) Cái người này phải phong độ lắm thì mới trang phục nổi thế, nhỉ!
    Cái tên thì nhà em thấy chuối,để xóm Núi nghe tình hơn nhể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng Núi Ngọc mỹ Nhân đấy Ong ơi, ở quê hay gọi núi Cánh Diều. Nghe cái tên cánh diều có sự tích của nó chả thích, Người Vệt mình có nhiều giai thoại rất ngô nghê.
      Tên gọi Cánh Diều gắn liền với truyền thuyết về sự hóa thân của Cao Biền - một tướng giỏi, đồng thời là một pháp sư đời nhà Đường (Trung Quốc) sang cai trị nước ta, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nước Nam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cao tay cùng nhân dân ở đây, dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là Núi Cánh Diều.

      Xóa