Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

11/10/15

KÝ SỰ - ĂN CƯỚI

Ảnh người ta

       Nhìn cái của nợ, là cái thiệp mời đám cưới, hay giấy gọi đi ăn cỗ giá cao. Đây là cái thứ 3 trong tuần. Người mời là một anh bạn quen vậy vậy. Tôi dùng từ quen vậy vậy là bởi tôi chỉ thấy mặt anh bạn ấy ở chốn cà phê. Khách quen gặp nhau, lịch sự thì gật đầu chào chứ không biết anh ta ở đâu, cũng chưa từng nói chuyện với nhau. Vậy mà cũng được vào danh sách khách mời, anh cưới thằng con đầu nhà anh.
       Thú thật, bây giờ nhìn những thiệp báo hỉ là tôi ghét. Tôi biết bạn bè có quý mình thì mới mời, hình như cái năm hai không mười năm này chưa có bữa tiệc cưới nào tôi tham dự mà thấy thoải mái. Cứ phải cầm lên, bỏ xuống mãi mới quyết định được.
        Thế rồi nghĩ đi lại nghĩ lộn lại bts không đi không được. Người ta mời mà mình không dự, chắc chắn họ sẽ để bụng.ĐM bọn tiểu nhân. Nhưng đến cái thiệp thứ 3 trong tuần, thì quả thật kiệt sức rồi. Lương hưu mỗi tháng hơn 6 triệu đồng, chỉ riêng đi đám cưới thì tuần này đã mất ngót 2 triệu. Đó là mình  còn biết mình là ai và biết thằng mời là ai, chứ cứ nổi máu sỹ diện thì đói .
       Bữa trước còn nghe anh bạn cùng phố chửi thề khi nhận được thiệp mời. Anh nói rất ghét những người "mới quen chẳng ra đâu, mà mời mọc. Thời buổi khó khăn, phải biết cân nhắc xem ai có mối quan hệ thân thiết với mình thì mới mời, chứ sao lại bạ đâu mời đó, khiến người ta khó xử?".
       Rất nhiều nạn nhân khốn khổ vì cái tờ giấy có chữ song hỷ. ĐM mang đầy một bụng buồn để đến dự một ngày vui. Nghĩ mãi vẫn không có giải pháp nào. Chẳng thân thiết, chẳng qua lại, chẳng có những kỷ niệm hay sự kiện gì để gắn bó nhau, thế mà lại được quẳng cho một tấm thiệp phiền lòng.
       Đi hay không đi, tôi lẩm bẩm như bị tâm thần. Muốn họ quên mà họ lại cứ nhớ, tính tôi cả nể, thôi thế đành tiếp tục lao vào sự nghiệp cỗ bàn. Khác gì con nhặng anh hùng, biết lao vào nồi canh là chết mà cứ lao vào!
       Đến được nơi có cỗ mà ăn, chậm chừng 10 phút. Thế này nói đéo gì ''Ắn cỗ đi trước lội nước theo sau''. Người đâu mà đông thế, cả thế gian đều đang nhồm nhoàm, rất khó tả.
       Tôi đưa chân qua cái cổng chào, có một cái bàn rất to, trên bàn có một cái hòm cũng rất to, đóng hai cái trái tim bằng xốp cũng rất to, cái hòm để bỏ những cái phong bao tiền mừng. Bên cạnh có một cái bánh ga tô cũng rất to như thể mô phỏng cái quần thể cung điện của  Nga Hoàng ấy, chứ không phải cái tháp Eiffel.
       Trong ngày hội ẩm thực rất cẩu thả, chỗ thì mày uống hộ anh tý anh say mẹ. Mày ăn con tôm này đi anh gút đéo ăn được hải sản. Có cụ lấy tay che miệng còn tay kia móc hàm răng giả trong túi áo đưa lên, vạch mồm tra vào, Kinh bỏ mẹ, ở nhà thì không lắp ai lại thế chứ! Thế rồi ...hai ... ba đzô! Mấy phát như thế, ở  mâm bên ''nào chạm cốc, hết nhé!'' Lại còn nói chuyện khi ăn nữa chứ, có anh tre trẻ cười phun cả thực phẩm ra (may kịp cúi xuống chứ không thì...). Thế rồi cầm chén đi chúc tụng các mâm nũa. Nói thật ai đã sống và làm việc cùng với bọn Tây thì tất cả những hành động trên đều tối kỵ, Họ hoàn toàn im lặng và độc lập khi ăn, chỉ xã giao nâng cốc một lần. Chẳng lẽ họ kém văn minh hơn chúng ta à! Thôi đúng rồi chỉ có ta mới có cái văn hóa ẩm thực, khủng khiếp này.
       Tôi được gia chủ xếp vào với những bạn mới tinh. Nhẽ đến sau, nên bị nhét vào ngồi chung một bàn với những người không mang họ, lạ hoắc. Có thể đây toàn là người bên đằng gáí. Tiệc cưới về cơ bản là rất chuyên nghiệp. Bàn to, mâm xoay, nhét 14 người. Tất cả hân hoan sà vào kéo ghế ngồi, bàn bày la liệt và lộn xôn các món thơm ngon. Một anh thấp lùn chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị, một anh tre trẻ bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào bát của những người già hơn. Người già sau khi nhận được miếng ngon, cằn nhằn  nói gì không nghe rõ và lập tức chuyển chúng sang bát của mấy đứa còn trẻ đang ngồi xung quanh. Không khí rất rộn rã, ồn ã và vui thay. Ồ không biết là bữa ăn đã bắt đầu chưa, một ông lớn tuổi ngồi rung đùi liên tục, uống một hớp rượu trong vắt rồi đưa tay bốc một cây húng to, vặt lấy vài lá đút mồm rồi ném cọng rau thừa về chốn cũ.
       Ai đó, mút đũa đánh chụt, rồi dùng nó gắp thả vào trong bát của tôi một miếng thịt gà, còn đỏ tiết và nói: "Mời anh! Ngon Lắm! Ngon Lắm".Tôi băn khoăn rằng những thứ mà họ thấy ngon, thì tôi có biết ngon hay không? Tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt, cuối cùng nó thuộc về người ngồi tít đằng xa. Một người đàn ông khắc khổ, vừa nhai anh ta vừa nói, những lời bình luận thì phải. Ngồi xa nên tôi không nghe rõ. Xung quanh tôi mọi người còn mải miết, mải miết thu gom các thứ cần thiết, để cho vào những cái bánh đa, trải rộng trong lòng bàn tay. Những ngón tay màu sô cô la cầm rau sống còn sũng nước, vẩy vẫy nước tóe tung.
       Mâm bên, đám phụ nữ thì dùng đũa khoắng vào trong các nồi nước lẩu đang sôi, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả bàn reo ồ lên, bỏ chùm trứng non ra ngoài rồi họ tiếp tục trục vớt đồ ăn trong nồi và các tô lớn. Một chị mảnh mai đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô, vẻ nhún nhường thái quá, hình như chị ấy chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần nửa giờ.
       Chẳng biết tôi đã ăn được những gì, quên mẹ! Nhưng bữa ăn cũng bế mạc. Những cụ tuổi cao được trọng vọng rất trong bữa ăn, họ cũng thanh tao lắm, ăn ít và thường xong trước. Mâm cỗ được dọn mau lẹ và chuyên nghiệp, chàng thanh niên còn đang lùa mạnh cái khăn lau, một cô gái mặt ma da phấn như từ dưới đất chui lên, bê đến một khay nước trà, chắc là trà nóng, kính cẩn mời những ông già. Các ông mỗi người ngậm một cái tăm trong miệng , cái tăm đã bị cắn dập đầu, hình dung nó đã được gia công thành cái chổi, cứ liên tục chà qua chà lại như cách người ta sơn hàng rào vậy. Những chén trà còn bốc hơi, bắt đầu uống. Các cụ tợp ngụm trà nuốt ực, sau đó chép miệng chẹp chẹp, rồi một ngụm nữa súc bọc bọc, trong khi đám đông vẫn miệt mài gắp bỏ đồ ăn cho nhau.
       Mâm bên phía chị em cũng đứng lên rào rào. Mấy bà, mấy chị cũng sành điệu với áo dài thêu kim tuyến, quàng khăn kim tuyến nhưng vẫn hở ra cái dây chuyền vàng 2 chỉ, mỗi tội miệng cứ trề ra vì cái tăm to tướng, thi thoảng cũng chẹp chẹp, tặc tặc như con thạch sùng đớp muỗi. Ơ thế, đèo mẹ đàn ông đàn bà giống nhau tất như học chung sách giáo khoa ấy !
       Một phong cách ăn và uống quen thuộc mà độc đáo. Dù sao tôi thấy bữa đại tiệc song hỷ có biểu hiện trạng thái căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức, nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc mơ hồ, có kèm ít nhiều những câu chửi đổng (ĐM cưới với chả xin!).
       Kết thúc cuộc trà hậu tửu dư. Ôi ! Giả dụ tôi có lấy ai thì chỉ rủ nhau đi ăn tô phở rồi tuyên bố long trọng hai người thế là OK! Quan trọng sống với nhau, chứ bán cỗ lấy tiền quan trọng đek!

36 nhận xét:

  1. Đi ăn cưới, một hình thức như ông bà ta nói: "Trả nợ đầu đũa". Ngày xưa đói khổ, đám cưới là một dịp để được ăn, ăn no và ăn ngon. Giờ đi ăn cưới là một sự tra tấn. Nhiều khi ngồi vào mâm cho có lệ chứ chẳng muốn ăn gì.
    Ở nơi NT thì khó chịu nhất là lệ bắt tay.Cứ người nhà đến chúc rượu, chúc xong là bắt tay. Người khác đến lại chúc, lại bắt tay. Có khi suốt bữa ăn đứng lên ngồi xuống chưa biết bao nhiêu lần!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy ngày xưa ăn cưới như một niềm vui cộng đồng. Bây giờ cưới xin sao khổ thế chứ, Văn hóa cái con khỉ gì cái trò lột lẫn nhau này. Thật cực chẳng đã vì không đỡ nổi . Giá như chính phủ có cái sắc lệnh như cấm pháo năm xưa thì hay quá!

      Xóa
  2. Nói về chuyên đề đám cưới , gọi là đi " Ăn cơm bụi giá cao " đó cũng là trả nợ miệng cho nhau ... vậy thôi . Bạn bè thân thiết mời nhau thì không sao , còn những người mới quen sơ sơ mà mời nhau là một cực hình cho người được mời . Riêng cách cư sử như Sỏi tả trong đám cưới mà mình tham dự , thì comemnt sau sẽ nói tới ... đang bận
    Kể nghe chuện này , hồi xưa Salam làm bí thư chi đoàn trong công ty nên cũng đứng ra tổ chức cho rất nhiều đôi . Vật đổi sao dời tứ tán mỗi đứa một nơi , vì thế mỗi khi có bạn cũ làm cùng công ty thời trẻ mời đám cưới con chúng rất là háo hức , vì đến đó sẽ gặp lại được gặp bạn bè mà mấy chục năm không gặp . Phần lớn là ở các tỉnh .. vui lắm , chỉ một số nhỏ là nghèo thôi còn lại toàn thành đạt .gặp được nhau rồi thì quên hết cả gia đình chỉ vui với nhau thôi . Cùng trang lứa nên quậy tới bến , Sỏi có tin Salam đi ăn đám cưới mà 1 tuần chưa về đến nhà . Có một lần đi ăn cưới con thằng bạn ở Đắc Lắc mà khi về lại lên máy bay ở sân bay Đà Nẵng . Cũng vậy đi ăn cưới ở Nha Trang thì khi về lên máy bay ở Huế ... hì hì hì
    Gặp được bạn hiền thì thôi rồi ... Lượm ơi , bi giờ còn trông có bạn cũ ở tỉnh mời để có lý do đi chơi nguyên tháng . Hồi xưa khi tổ chức cho mấy bạn trẻ trong công ty , bi giờ lại đi ăn cưới con chúng nó , nhìn những hình chụp hồi xưa ngố lắm .. bồi hồi không thể tả
    P / s Trước đến giờ chán FB , mấy hôm nay buồn đời mới quay lại , mò mò thế nào vào được nhà Tám Tàng - Khoa Minh - Hòn Sỏi , chiều nay vào được nhà bà Sui nhưng chưa kết bạn được .
    Salam sẽ chọc cho bà vợ của Khoa Minh ghen chơi ... Hè hè hè
    À cái hình thằng nhóc bị ngỗng cắn truym nhìn ngộ ghê , của ông hoạ sĩ người Trung Hoa , vẽ bằng sơn dầu , nhưng không có chiều sâu , phối màu cũng chưa hay lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đám cưới mà có vài chục người như Salam thì loạn mất , ai lại đi ăn cưới cả tuần như thế chứ, cứ mỗi ngày 3 bữa thì ông xơi 21 bữa còn gì, chả còn gì để thừa để thiu .
      Thế nghĩa là người ta ăn vạ chứ ai bảo đó là ăn cưới. Nguy hiểm quá !!!!!!!!!!!!!!!!!!
      Nhưng mà xét cho cùng ăn thế cho chết mịa nhà có đám đi Hè hè!

      Xóa
    2. Cái ảnh nhìn bà cụ trong sâu cười mà không nhịn được cười , Chiều sâu về bố cục thì tuyệt vời nhưng phối sáng thì phải nhìn cụ thể, ảnh chụp không chính xác đâu!

      Xóa
    3. Đi ăn cưới ở Sài gòn mòi 5 giờ thì đừng có vội đến đúng giờ , sớm thì 7 giờ có khi 8 giờ mới vào tiệc . Gặp được người quen thì tốt chứ gặp phải toàn người lạ thì chán lắm . Salam thỉnh thoảng mới gặp còn thì vì làm chung trong một tổng công ty quen biết nhau hết nên cũng tự nhiên và rất vui
      Đám cưới ở SG lịch sự lắm không như Sỏi tả đâu chủ yếu gặp gỡ nhau để hàn huyên vì hàng ngày ai cũng bận , người ta không coi trọng vấn đề ăn uống lắm . Mời khách cũng vậy , chủ nhà cân nhắc lựa chọn dữ lắm phải thân thiết mới mời , chứ đặt bàn từ 3 - 5 triệu người ta không đi có mà lỗ nặng . Ngại nhất là đi ăn cưới công nhân các khu công nghiệp ở vùng ngoại ô , rất xô bồ bát nháo , cũng không trách được vì toàn người ở nông thôn thoát ly . Cuộc sống nhiều khi cũng bất công tiền bạc và hạnh phúc không chia đều cho mọi người , kể cho nghe mấy đám cưới mà mình biết
      1 - Nhỏ thứ hai của mình khi học năm 4 có bạn gái học cùng người Tây Ninh cưới chồng , gia đình thuê 3 ô tô chở nguyên cả khoa về Tây ninh còn thuê nguyên một khách sạn cho chúng ở . Đám cưới mấy ngày liền xong xuôi còn chở chúng đi tham quan Toà Thánh và núi Bà Đen , ra về còn có quà cho từng người . Đặc biệt cô dâu không nhận tiền mừng chỉ nhận quà lưu niệm thôi đủ biết nhà giàu cỡ nào . Con Salam kể vì gia đình bắt nghỉ học lấy chồng nên muốn con vui mói làm vậy
      2 - Năm ngoái thì Salam đi dự một đám cưới con gái của một ông bạn làm cùng công ty về hưu định cư ở Lâm Hà - Lâm Đồng . SG lên 10 người , vì ở nơi khỉ ho cò gáy ít người sinh sống nên không có khách . Đám cưới ở nhà gái trước , có tưởng tượng được không chỉ 2 mâm cơm cho khách ở SG và mấy ông hàng xóm . Không rạp không hoa không MC , cô dâu chỉ duy nhất một cái đầm đã cũ . Nhà nghèo quá nhìn thật là xót xa , cứ hình dung không khác gì bé Dần trong tác phẩm " Một đám cưới " vậy . Cứ làm rẫy để sống thì sau này con cái sinh ra cũng không thoát được nghèo đâu .... cái vòng luẩn quẩn vậy thôi

      Xóa
    4. Ở đâu cũng có người nọ người kia. SG hay HN cũng có kẻ sang người hèn nhưng văn hóa cưới thì khốn nạn tôi còn lạ gì nữa. đến cả lào và Cawmpuchia cũng có những tật chối tỷ cả thôi. Có điều nên nhận thức cho đúng, làm những cái đáng làm và không nên làm những việc nhiêu khê phiền nhiễu.

      Xóa
  3. Em tuần này mới vừa xong 1 đám giỗ, 2 đám cưới, 1 đám hỏi... mệt quá!
    Tuần sau tiếp tục 4 đám cưới... !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ối giời! thế thì em ăn đủ rồi em ơi! Mệt mỏi lắm, chán lắm chứ ngon lành gì đâu, bây giờ ăn uống có cần gì...Còn biết làm sao bây giờ Hihi!

      Xóa
  4. Người ta đi ăn cưới với khí thế hừng hực vậy anh Sỏi tả nghe [hát ớn lạnh k ? Há há
    Ngày xưa đám cướm em, em chỉ mời có đúng 10 đứa bạn. Hồi đó bạn bè trách cũng nhiều bảo sao k mời. Nhưng nghĩ kỹ, mời nhiều, mà thực sự k thân, bản thân mình k thích, mà cũng phiền người ta, biết đâu nta trách cho vui vậy thui chứ thực ra trong lòng cũng mừng thấy tía vì đỡ tốn.
    Túm lại là em đồng ý quan điểm của anh ở khía cạnh : phải thân mới mời. chứ ...mới quen sơ sơ mà mời thì hãi lắm.
    À, mà bàn tiệc torng Sài gòn em thấy chỉ 10 thui. Em đi ít khi nào thấy nhét tới 14 như anh tả.
    Thế mai em cưới chồng, em mời anh có đi k ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ đúng là khí thế ào ào hừng hực, hừng hực. Nhưng sao anh thấy cái khí thế lao động quần quật của người làm thổ mộc nhiều hơn là tao khang nhã nhặn. Văn với chả minh, tình với chả nghĩa ...Móc túi nhau thì có vừa lem luốc xấu xa vưa đê tiện. anh không tiêu hóa được cái văn hóa ăn cỗ thế này. chán bỏ mịa!

      Ôi! mà Đan Thùy sắp lấy chồng ư, em mời thì anh đi ngay dù ở mãi đâu... Em lấy ai , người ấy có viết lốc không vậy. Ôi giời giá như em mời anh đi làm chú rể có phải hay hơn không.

      Xóa
  5. Giống như trong loạt phóng sự về việc làng của nhà văn Vũ Trọng Phụng.Chỉ vì háo danh hão mà khốn khổ anh nhỉ? Người tổ chức thì không sao,người được mời lo có phong bì mừng cho con trẻ mới chết dở(Mà chắc gì con trẻ đã được dùng số tiền mừng đấy,có khi lại phải dồn vào mà thanh toán tiền cỗ thôi. ).Không đi thì không được,mà đi thì như thế nào đây?
    Cứ trà,nước cũng được,sau cho bọn trẻ có chút vốn(tiền) đi trăng mật,trăng mỡ ở đâu đó có khi hay hơn đấy anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ bọn dốt nát già cũng như trẻ chúng có chịu vậy cho đâu. người ta mưu cầu chữ NHÀN thì chúng lại chuộng chữ TIỀN . Bán cỗ lấy tiền , lợi dụng con cái để trục lợi ... Rồi kính chẳng bõ phiền chứ có chút hay ho nào đâu!
      Đến Khộ!

      Xóa
    2. Nói đến vấn đề " Trục lợi từ đám cưới " thì chỉ có các xếp hay người có chức có quyền thôi , đây là cơ hội để họ thu tiền của cấp dưới hay các doanh nghiệp một cách hợp pháp . Chư còn đại bộ phận người dân khi tổ chức đám cưới cho con nhiều người lỗ chổng vó , hoà vốn là may lắm rồi . Đám cưới chỉ là có qua có lại với nhau mà thôi . Đấy hôm nọ kể chuyện con em bên Gò Vấp có con dâu chưa cưới mà đã có bầu 7 tháng , cũng khóc dưng mắt đấy thây , khó ăn nói với họ hàng lắm
      P / s : Salam nghĩ sao nói vậy chứ không phải ...nà ní na ní nuận đâu nghen .. không được giận à nha

      Xóa
    3. Thì đúng vậy , bọn cơ hội là bọn đương chức. bọn này về cơ bản dí dái vào đi (trừ người nhà) còn ông bà ông lao động trong đó có ông bà ông nông dân cũng sỹ diện lắm , cũng tính toán lắm nhất là ngoài Bắc! lãi lời đáng là bao mà cứ thích làm phiền nhau. Hihi!

      Xóa
    4. Trục lợi được thì là có chức quyền thôi (tiền mừng trở thành một phương thức khác rồi),còn người dân thì vẫn cái cảnh CON GÀ TỨC NHAU TIẾNG GÁY thôi.Chết tại cái câu CHO BẰNG CHÚNG, BẰNG BẠN. Em nói thật :bằng cái khác thì cần cố gắng cho bằng, đây lại đi cố gắng bằng cách làm cỗ to.Kể ra,học hỏi để có tài năng mà cố gắng cho bằng chúng bằng bạn thì hay biết mấy đấy anh nhỉ?

      Xóa
    5. Đúng như KM nói!
      Thật tiếc, xứ mình luôn có suy nghĩ và văn hóa lạ khác với quy luật của tự nhiên, thậm chí họ cho thế là giỏi là thông minh mới lạ chứ. Thôi thì biết sao được Hihi!

      Xóa
    6. Về vấn đề vừa quen sơ sơ đã mời thì có nhiều , nhưng đó là những người không có quan hệ rộng hay những công nhân trong các khu công nghiệp xa nhà và bạn bè ít muốn đám cưới đông vui để quay phim chụp hình . Chứ những người ở một chỗ ổn định hay quan hệ rộng là lại một chuyện khác . Ngày cưới là một ngày trọng đại vì thế gia đình cân nhắc khách mời rất cẩn thận , nếu không muốn bị thừa mâm . Mời người này bỏ người khác thì thâm tâm người không được mời không nói đến chuyện tiền bạc trong lòng họ cũng không được vui , dù cho họ hài lòng đi chăng nữa vẫn có cớ để mắng vốn mình
      Mấy lần đi ăn cưới tụi sinh viên trọ gần nhà hay tụi công nhân ở các khu công nghiệp , thấy thừa bàn quá nhiều rất thương tụi nhỏ , cũng vì chúng chưa có kinh nghiệm chon lọc khách mời . Cuộc sống công nghiệp nên cưới xin cũng vậy , các nhà tổ chức cũng như khoán vậy . Cứ quen giờ cao su như ở thành phố còn ở gần các khu công nghiệp tổ chức rất đúng giờ , vì thế nhiều lần đến nơi người ta đã ăn xong rồi . Cũng đúng thôi vì công nhân còn phải vào ca , nhà hàng còn tổ chức tiếp cho đám khác . Có nhiều lần thấy công nhân còn mặc nguyên đồng phục vào đám cưới

      Xóa
  6. Ơ cac a nói sai rồi , ở đâu cũng vậy ko có tiền thì đành chịu . Con gái tụi e ai cũng thích đám cưới đàng hoàng cho bằng chị bằng em , nếu lùi xùi quá thì rất tủi thân. Mình đi dự đám cưới nguòi ta sau này mình cưới thì họ đi lại có sao đâu , điều đó là bình thường mà . Thế a KM cưới vợ có lớn ko ? Đừng nói với e là chỉ một bữa thịt chó à nghen

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu quá nhiều tiền không biết tiêu vào việc gì thì hãy làm đám cưới cho to.
      Nếu ba mẹ khỏe mạnh và giàu có , đời sống chất lượng cao thì hãy làm cho to
      Nếu không ngại dị nghị cho là hợm hĩnh thích nổi tiếng thì hãy làm to
      Và còn rất nhiều cái nếu nữa Tóm lại cưới xong liệu có hạnh phúc không chứ ôi bao nhiêu...
      Sỏi nói thật sỏi biết BB không đến nỗi hiếu danh và thích nổi tiếng, lại làm việc trong môi trường công ngiệp BB biết lựa chọn hợp lý thôi, Hihi!

      Xóa
    2. Hôm anh cưới, bố mẹ cũng làm 35 mâm em à (nhà gái làm riêng ở quê),đấy là thủ tục đối với bạn bè,họ hàng làng xóm thôi.Thú thực với em,hai vợ chồng anh thì thực tế đã cưới nhau trước đấy hàng năm rồi ấy chứ,và hôm đó chính là ngày cô ấy khao anh (một bữa thịt chó ) vì lĩnh lương tháng đầu tiên trong đời em ạ.

      Xóa
    3. Có lẽ nếu được làm lại Sỏi cũng làm theo KM là chỉ rủ mấy bạn thân đi ăn đúng một bữa thịt chó khéo lại hay và ý nghĩa hơn cả. Thật đấy!

      Xóa
    4. Anh Sỏi ăn gian rồi,cưới em bố mẹ em làm cho hẳn 35 mâm cỗ đấy( bạn bè,họ hàng và hàng xóm láng giềng ),còn riêng hai đứa chúng em với nhau (tự tổ chức trước) thì mới là một bữa thịt chó thôi.hi....hi...

      Xóa
    5. Anh chẳng ăn gian là anh đọc cả đấy chứ nhưng ý anh là rút gọn lại vậy thôi mà! Hè hè!

      Xóa
  7. Nói đi thì cũng phải nói lại , người Việt mình thích chơi trội kiểu con gà tức nhau tiếng gáy , chuyện này mọi người nói nhiều rồi không bàn tới , để kể cho chuyện này
    Có thằng nhỏ người đức hay lui tới chơi , gia đình thương và xem nó như con vì thế làm mai một cô gái cho nó. Hôm cưới gia đình nhà trai sang rất đông , cả nhà Salam đi dự , đám cưới khách người Việt rất ít , tổ chức ở một nhà hàng sân vườn . Chỉ có một ít bàn ghế thôi còn toàn là đứng và đi lại giao lưu . Đồ ăn thì ai muốn ăn thì tự đến lấy , phục vụ thì chỉ bê khay rượu hay bia đi ai uống thì lấy . Ban nhạc chỉ chơi nhạc cổ điển độ vang vừa phải đủ cho mọi người khiêu vũ . Mọi người cư xử với nhau rất lịch sự . Hôm ấy Salam rất vui và mệt vì phải dìu mấy bà Tây rất bự con nhảy ( khoe một tý .. he he ) . Salam lần đầu tiên dự một đám cưới theo phong cách Châu Âu như vậy , không ồn ào , khách Việt thì ăn mặc cầu kỳ sang trọng , còn đối với khách Tây thì họ chỉ ăn mặc bình thường nhưng vẫn toát lên vẻ lịch lãm . Tụi nhỏ con Salam chúng quen vói những dạ tiệc kiểu này , chỉ có mình là Hai lúa thôi . Khi đến nơi nhỏ đầu bảo " Mình là chủ nhà để Ba Má nói chuyện với mấy ông bà Tây lớn tuổi , còn mấy chị em chia ra đi giao lưu vói tụi thanh niên " ... nói chung là một đám cưới rất ấn tượng , bi giờ chỉ trông có thằng Tây nào nữa rồi giớ thiệu vợ cho nó để được đi ăn cưới ..he he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì ra Anh cũng một thời làm ông tơ à, (Ở đời có 4 cái ngu) Nhớ chửa ? liệu đấy chả có chúng không ngủ với nhau cũng đến bắt vạ anh thì chết bỏ mịa!
      Ăn cỗ cưới như anh gọi Búp phê, ai ăn gì tùy, ăn bao nhiêu tùy nhưng phải ăn hết, cái văn minh nó là ở chỗ đấy, thà vậy còn hơn cứ 10 người hoặc 12 người có chỗ còn 14 người một mâm, đánh vật với cỗ anh ạ có ăn được khỉ đâu mà đến khổ , vui chẳng thấy chỉ muốn chửi Hihi!
      Bọn tây vốn nó văn minh mẹ nó lâu rồi. mấy ông hai lúa thích thể hiện chứ ngu bỏ bố! chẹp!

      Xóa
  8. Đám cưới, "Cơm bụi giá cao", "Mừng cho đám chặt chém"... vân vân và vân vân... chủ đề muôn thuở có nói cũng khôn cùng bởi các cụ xưa ngay vẫn nhắc "Ma chê, cưới trách". Thứ hai là không phải ai cũng đủ trình tổ chức một sự kiện cho có ý nghĩa. Nói đơn giản bây giờ họ toàn mượn danh thôi, ví như thôi nôi con, đầy tháng cháu... toàn thấy người lớn ngồi bù khu bú rượu với nhau chứ có ngó nghê gì tới con tới cháu đâu. Với tôi đám nào không cần thiết thì tối hôm trước tôi đến uống miếng nước, trao cái phong bì vài trăm rồi đưa ra lý do đặc biệt để cáo lỗi cho sự vắng mặt hôm sau. Thế là xong, chẳng ai còn nghĩ đến để mà trách mình nữa.

    Nhưng có một câu chuyện rất thật dở khóc dở cười như sau: Hôm đấy cưới con thằng bạn thân ở KL. Nó tổ chức tại Nhà cưới Hoa Sen trong KS KL. Mình đến, thấy cũng lác đác một số gương mặt thân quen... ngơ ngác tìm thắng bạn còi không thấy. Vừa lúc ấy đại diện gia chủ ra lùa mấy anh em lên mâm. Mình còn cẩn thận hỏi lại: "Đám này có đúng là đám con Ngân không chúng mày ?". Bọn nó bảo: "Ông không nhìn chữ cô dâu Kim Ngân to đùng kia à ?". Thôi thế là mình yên tâm bỏ vào thùng trái tim đểu phong bì lõi 4 tờ 50 eu. Ngồi được một tí bỗng ông bạn mình xông vào bảo: "Đóe gì, đây là cưới con thằng Hà mít, con gái nó cũng tên là Ngân. Cưới con tao ở sảnh vườn đằng kia cơ mà".

    Mất toi hơn 5 triệu quy đổi rồi. Tức quá mình mắng thằng bạn: "Lần sau có mời thì thiếp thiếc đàng hoàng cho tôi còn biết tên dâu rể để đối chiếu bố già nhé. Không có cái kiểu mời alo đâu đấy". Nó vặc lại mình: "Tại ông đầu têu cái vu bạn bè thân thiết chỉ cần ới một tiếng là có mặt đấy chứ. Với lại đứa chót rồi lấy đâu ra để in thiếp ?. Cụ tham ăn cỗ kép thì phải chịu nghe chưa". Thế đấy cưới với chả xin... chả khổ mặt này thì thiệt mặt kia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Này anh ! ở HN chẳng mấy người chính mình , chí ít cũng chứng kiến người đi đám nhầm, Sỏi bảo đảm không phải chỉ anh nhầm đâu, Nhất là cái Khu TT Kim Liên nhà anh ấy! nhầm chuồng là bình thường, cười ra nước mắt ấy anh ạ! Hihi!

      Nay thì chắc anh viết còm này là đã sang đến nơi rồi hả anh, Ơ ! Mà làm gì nhanh thế nhỉ!
      Mong anh toại nguyện thỏa mơ! luôn mong anh hạnh phúc cạnh người yêu mình và cả người mình yêu!

      Xóa
    2. Anh Sỏi nói đúng đấy, nhiều đứa KL nhầm lắm anh à, vì có ngày tới 4 đám cùng tổ chức tại một KS KL mà.. Tôi cuối tháng mới bay cơ anh à. Nhưng bạn bè trong kia ra với bên kia về thăm mình nên cũng bận lắm, thôi thì cứ đóng log lại. Thi thoảng sang ngậm ngợi con chữ bên anh va com thế cũng hạnh phúc rồi. Chúc anh luôn mạnh khỏe. Vẫn nợ anh lời mời, chưa sắp sếp được kế hoạch đi Bái Đính nên chưa ới anh. Nhưng muộn nhất đầu sang năm sẽ về đi cùng mấy người bạn thân. Khi ấy chắc chắn tôi ới anh đấy. Bạn già đi với nhau sướng lắm, vô tư thỏa mái, không mặt nặng mày nhẹ như trẻ ranh dâu. Mắng nhau đến té tát vẫn nhe răng ra cười phớ lớ. Vui đáo để.

      Xóa
    3. ngay từ xưa cơ anh ạ Sỏi cũng có nhiều bạn ở TT KL và còn kéo đến gần 2 chục người rồi vào như thật, vào ngồi xong mới hỏi, thì ra nhầm . Xin lỗi bỏ mẹ Hihi!

      Xóa
    4. Bận quá nhưng đọc Comemnt của Từ Tâm Nguyễn thì tự nhiên nổi hứng muốn làm ông Mai .. he he
      Sỏi Già đừng chửi Salam là " Tứ đại ngu " nghen
      Ủa Từ Tâm Nguyễn bi nhiêu tuổi rùi ? Có ngon ngẻ gì hôn ? Có " Mần ăn " gì được nữa hôn ? Hỏi dzậy để làm mai cho một đám ngon ngẻ luôn và ngay ... Thiệt lòng đó , biết tại sao lại nhiệt tình như dzậy hôn ? Để được sang Châu Âu ăn đám cưới ( Cả nhà ai cũng có hộ chiếu rồi nghen ) ... hì hì hì

      Xóa
    5. Nguyễn học cấp 3 phổ thông khóa 1974-1977 còn tuổi thì Salam tự đoán!
      Cũng có vợ và có con lớn nhưng bị vợ chê và ót xít chỉ vì Trym bé tý, Chàng ở vây vài chục năm nay. Là GĐ của một công ty tư nhân làm ăn rất phát đạt và phong lưu. tính nết hào phóng và nhỏ nhẹ chiều gái thì thôi rồi. chính vì những lợi thế trên của Nguyễn mà gái bám như chùm nho, không mượn anh Salam mối mai nha!

      Xóa
  9. Chuyện vào nhầm đám cưới thì nhiều người bị rồi , vì khách mời nhiều khi chỉ biết cha mẹ cô dâu hay chú rể thôi . Trong này có những trung tâm tiệc cưới mỗi lúc lúc tổ chúc cho mấy chục cặp lận . Nhiều lúc đi đến nơi quên phong bì ghi tên cô dâu, chú rể lại phải gọi điện về nhà hỏi . Vào những trung tâm như thế nhìn mọi người dáo giác tìm phòng vui đáo để , báo hại dâu rể và tụi tiếp tân tưởng khách của mình nên cười mỏi cả miệng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra có khi cùng công tác nhưng chỉ biết một mình cô dâu hay chú rể còn chẳng biết ai là người quen trong gia đình họ nên thấy đúng địa chỉ thì cứ vào thật ra đó là khách sạn là dịch vụ họ tổ chức mấy cặp đôi một ngày , chết dở, đúng là tình trạng chung, đâu cũng thế cả ...Hihi!

      Xóa
  10. Với anh Salam.
    Thì đấy,người nào nhiều tiền không biết tiêu bằng cách gì thì họ làm cỗ to cũng không sao.Với công nhân,sinh viên cuộc sống đang còn thiếu thốn nhiều thì không nên lãng phí.Cuộc sống sau đám cưới còn nhiều thứ phải lo,nhất là khi có con tầm từ 1 đến 3 tuổi (lúc này cần về tiền bạc rất nhiều, đây chính là nguyên nhân nhiều đôi chia tay ở thời điểm này).Bọn trẻ thì nó không biết được đâu,còn người lớn thì lại không chỉ bảo cho chúng.Không lo lắng,đến khi việc nó đến thì khổ lắm (em bị rồi anh ạ)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Há há K M!
      Trên cả tuyệt vời! Thế này chẳng trách kẻ không lấy được em thì đêm ngày tấn công còn kẻ đã có em trong tay thì tìm cách phòng ngự giữ kinh khủng!
      Còn Salam.. Đáng đời!

      Xóa