Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

02/10/15

VẬN VÀO CA DAO


       Lại chuyện ông chú, cái ông giời đánh không chết. Hai chú cháu bằng tuổi nhau. Ăn gì, làm gì, chơi ở đâu thiếu một là thiếu cả. Tôi ngoan nết, Một điều chú, hai điều cháu. Chỉ nói tục với chú chứ không dám láo bao giờ. Thế mà hàng xóm, đụng tí lại chửi hai thằng mất dạy. Nói thế thì cá đối bằng đầu à.

        Nói thêm tí để các bạn hiểu, bố tôi là con lớn, tôi lại là cả của 5 anh em nghiễm nhiên tôi là cháu đích tôn, chú út láu cá luôn gọi trại đi bảo tôi là cháu ""Đít ông"".

        Ngày xưa ấy tôi từng làm mối cho chú. Bà thím của tôi chính do tôi mai mối. Bằng chứng là cái đôi này tốn kém rất nhiều rượu cho ông Tơ. Nhớ lại ngày ấy, sau khi chú lấy vợ bà tôi mừng ra mặt, với chú bà dành hết lời ngon ngọt, nhưng lại dồn những câu khốn khổ cho tôi. 
       
       Đây là  chuyện cuối những năm 198x. Một ngày cuối thu se se lạnh. Tôi lại về quê, chẳng biết ông chú có nhìn thấy tôi về không, mà khi sang nhà, thấy chú sao ấy, đốc chết, ăn mặc chỉnh tề, ngồi nghiêm mặt. Tôi chẳng còn biết lối nào mà lần. Ông bắt đầu mở mồm (volume khá to):

       - Chúng mày chỉ lo kiếm tiền, chỉ lo thăng quan tiến chức, lo ăn sao cho ngon, mặc sao cho đẹp và thêm nữa là lo chơi gái...Ông hắng giọng Er. Er...! rồi tiếp... Thờ ơ với việc họ hàng tổ tiên, coi thường những giá trị đạo đức truyền thống. Chú mày đây có thể não lòng mà rằng; Con người hôm nay đã vơi đi, nhạt đi sự lãng mạn. Đã quay lưng lại với văn hóa làng xóm, chà đạp lên nền văn minh lúa nước của dân tộc. Chỉ còn lại sự lạnh lùng, thực dụng. Phải lấy làm ngạc nhiên tại ra làm sao, mà đạo đức truyền thống lại bị mai một kinh thế. Bọn chúng mày gọi như vậy là xu thế thời đại à! Nực cười cho cái thứ xu thế của chúng mày… Tôi ngồi nghe, lòng rối như canh hẹ.
       - Thôi thôi chú ơi, chú nói gì thì nói mẹ nó đi! Gớm rào với dậu.
       - A ừ! Thôi thế nói nhanh nhé, lấy vợ đi… Tao làm mối cho. Mai tao dẫn đi, tìm được chỗ cho mày rồi.
       Nằm đêm cứ mông lung nghĩ ngợi. Sao ông này nay lại sốt sắng  vì chuyện lấy vợ của mình nhỉ. Ông ấy tự lo cho bản thân còn không xong. Chuyện vợ con anh rất khổ tâm, khó chia sẻ. Nhiều thằng chúng xoay sở rất giỏi, nhanh như chớp , thoáng cái bỏ thoáng cái yêu. Mình không được như thế, thấy chúng nó mà thèm.

       Cứ nghĩ nhiều chuyện vợ con là y như rằng mất ngủ. Chết chửa thức đêm nhiều lại đói. Chừng hai giờ sáng còn dậy dội nước mì gói, hì hụi ăn để còn lấy sức mà mông lung, mà tiếp tục lo lắng.

       Biết tính chú, tôi hỏi dò kỹ địa chỉ, tên, tuổi, gớm ông nghĩ tôi kết, mừng ra mặt. Sáng hôm sau tôi dắt xe đi, đang mờ sương. Ăn sáng ngoài phố cà phê cà pháo xong, thong thả đi về hướng đối tượng.

       Chú tôi là kỹ sư lợn (Gọi đúng là kỹ sư nông nghiệp khoa chăn nuôi), làm việc ở huyện nhà, là cấp dưới phụ huynh của em. Phụ huynh của em chơi đồ cổ. Tôi vào vai người đi xem mua đồ, để đột nhập hang hùm. Có ngờ đâu hai ông đã bàn trước với nhau, chính tôi mới là món đồ cổ mà hai ông đang săn.

       Em đây, đúng em rồi! Bắt đầu từ dáng. Nhất dáng, nhìn thì đoán em cao chừng mét bảy mươi. Cao như vậy hẳn có lúc em đã nghĩ mình chẳng thua kém đứa đéo nào về đôi chân. Gầy, cái gầy nó lên tiếng lớn nhất là ở đôi mông, chắc là thiếu ít mỡ vụn, vì thế gọn như mông bà nội tôi đã ngoài 80 tuổi ấy(Bà cũng thông cảm nhiều lúc bí chẳng biết ví với ai). Em có đôi mắt đồng thau, tóc ứ để dài. Răng, có một mớ răng khểnh. Gớm đến ba cái ý. Ơ! thế nhưng mà dù sao cũng rất duyên, cái người có răng khểnh là xởi lởi, tốt tính, đặc biệt dễ gần.

       Bắt đầu nhìn thấy em là tôi đã muốn ngắm em rồi, để mà xem cái bước đi của người mét bảy nó làm sao. Thì ra tôi cũng vô tình mà thích ngắm em, chẳng trách ngày trước các anh các chị bảo con trai yêu bằng mắt. Em mặc áo hai dây(vú chả có mặc áo hai dây, chẹp!) Hai cái ống quần ngố có hai cái ống giang to như song cửa sổ! Nhìn em anh cứ nghĩ hay mình nhầm, có khi em là người nước ngoài sao chứ! Bây giờ thiếu gì tây tạm trú. Thấy nhìn xăm soi em hỏi:

       - Nhìn gì lắm thế? 

       - Thích thì nhìn "Chả hiểu sao đá  thêm câu”

       - Trông em quen quen , hình như gặp đâu rồi. Em hất cằm

       - Gặp đâu?

       - Trong một giấc chiêm bao”. Em nguýt thật dài, Nở một nụ cười của ba hàng răng. Đầu ngiêng nghiêng, đi qua như con cò sắp hạ cánh.

       Tôi mang trong tim hình ảnh của em như thế rồi ra về. Không đi nhanh được , mắt còn đang hoa cà hoa cải, đi nhanh rồi lại tai nạn thì khốn. Gần trưa, tôi cũng về gần nhà. Giật mình, ông chú đang đứng dè chân bên cánh cổng chặn lại hỏi;

       - Đi đâu về thằng lưu manh này?

       - Cháu đi… đi…!

       - Thôi tao biết tỏng. Cái mặt mày sao lại thất thần thế này. Mà cái mặt mày bao giờ chẳng tái, đầu to mặt phèn phẹt, da mặt nhợt có lúc xám đen, tóc tai chẳng có. Chẳng thể hiểu trên mặt của mày thể hiện tình cảm thì sẽ sao(!?) Người thì được một đốt mà nặng ngót tạ, tao trông mày như đống cứt trâu ấy.

       - Chú chửi cháu từ qua đến nay thế đủ chưa?

       - Cũng gần đủ.

       - Vâng thế chú chửi luôn cháu nghe một thể!

       - Mày vừa sang nhà nó về phải không, tao bảo để tao dẫn đi cơ mà.
       Anh tả lại những gì mắt thấy tai nghe. Ông vỗ đùi đét phát!

       -Thế mày chê nó dài và xấu à, mày có còn là người nữa không?

       - Tao hỏi thật, thế mày không nhìn thấy nó cũng hay hay à?

       - À có khuôn mặt nàng cũng dễ nhìn, cũng hơi xinh xinh.

       - Thế nó giống gì trong tưởng tượng của mày?

       - Người dài mặt hơi xinh trông như bông hoa nhài ấy!

       - Ơ ! Thằng này tưởng tượng tốt, chú khen mày! thế mày biết tên nó là gì không?

       - Thôi chết cháu chưa hỏi.

       - Đấy! Tên nó là Nhài. Đấy thần giao cách cảm , mày với nó duyên trời định rồi!
Nói xong ông bảo; Tao nói xong rồi! Ngoay ngoảy đánh đà hai tay, biến mất qua khúc cua. Tiếng ông cười hềnh hệch rồi khuất hẳn.

       Thế là thế nào nhỉ? Lên mặt cha chú muốn nói gì cũng được. Tôi về đến cái võng là nằm chỏng, nghĩ miên man. Mà sao cũng lạ liên tưởng của mình lại nói em giống bông hoa nhài. còn ông chú lại bảo mình nay thất sắc, trông xấu xí như bãi cứt trâu.   Ai Dza! Ông chú xấu tính, chửi mình lưu manh, ông ấy còn là bậc cha chú của thằng lưu manh. Ai lại thế chứ! “Bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”. Chú ơi là chú!

       Ngộ ra cuộc đời khá đẹp, đẹp như ca dao, nhưng thôi tôi phải chuồn về đơn vị, trước khi ông chú đáng sợ của tôi quay lại. Tôi biết mình thô thiển không thể làm theo ca dao.

       Chào chú nhé cháu lượn!.

50 nhận xét:

  1. Chê béo rồi lại chê gầy
    Chê cao, chê thấp, chê ngay, chê còm
    Già kén chắc chắn kẹn hom
    Cho anh Sỏi ế mõm mòm quanh năm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chê gì thì chê nhưng cuối cùng người ta vữn là hoa, còn mình cứ vẫn là cứt trâu thôi Hihi!

      Xóa
    2. Like vật vã câu còm thiệt lòng của anh Sỏi bụng bự. Hí hí

      Xóa
    3. Ê! Phản động..
      Đi với thằng nào cả tuần nay bỏ anh Sỏi buồn chít mịa!

      Xóa
    4. Kkkkkkkk. Đi với thắng cháu cháu thằng chú ú nù nu á anh Sỏi bụng bầu ợ.
      Há há

      Xóa
    5. Là thằng con thiêng liêng của ba Sỏi hả ! Mẹ con nhà ngươi cứ lang thang chẳng về với Sỏi là răng?

      Xóa
    6. về d89ây về đi. Đi lanng thang có xe bắt chó nào hốt đâu mà chả về. há há

      Xóa
  2. Tục ngữ có câu: "Gái có hơi trai như thài lài gặp cứt chó". Nếu cô ấy có hơi anh Sỏi chắc lại nở nang ra, duyên dáng dễ thương thêm. Thế là anh Sỏi đã làm được việc thiện vậy. Đằng này "Chào chú nhé cháu lượn" thì khong phải người tốt! He he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gứm em!
      Anh không được tốt như cứt chó đâu mà, hihi!
      Mí lại chuyện xưa mà em, buồn chả có gì thì cứ viết ra làm vậy , có lẽ anh cũng chán rồi sao ấy em ạ! hihi!

      Xóa
    2. Gứm làm cao nhể , ông chú làm mai cho một cô cao như hoa hậu thế mà còn chê thì đúng là đồ dở hơi , chắc là thích một em vừa mập vừa lùn đây

      Khi yêu Sỏi hãy yêu người gầy
      Tuy không nhiều mỡ lại là thầy
      Ngày ba đêm bảy không hề chán
      Dù vã mồ hôi vẫn khát khao

      Khi yêu Sỏi hãy yêu người cao
      Trái cây em hái chẳng cần sào
      Qua chỗ nước sâu thì em cõng
      Cho chàng khỏi ướt bõ công em

      Lấy vợ khuyên Sỏi lấy vợ đen
      Mất điện anh ơi chẳng cần đèn
      Em cười phô cả hàm răng trắng
      Sáng cả căn nhà hơn ánh trăng

      Lấy em Sỏi chớ có lăng nhăng
      Sẵn kéo , dao phay .. đủ đồ hàng
      Khi nào bắt được anh nhăng nhít
      Cắt rụp ngay luôn khỏi nói nhiều

      Xóa
    3. Hôm nay nghe lời Salam
      Dẫu có chết cũng nguyện làm trò điêu
      Người gầy làm thày khi yêu
      Liệu anh nói thế có liều lắm không
      Ngày xưa thì phải làm chồng
      Bây giờ thời mới thì ông làm trò
      Xong rồi ngồi thở như bò
      Hoảng hồn nhớ tới anh ''CÒ'' Salam

      Về món này chắc Salam cũng bậc thày đấy nhỉ! He he Sư phụ!

      Xóa
    4. Mạng nay rất vớ vẩn mất toi bài dài đối đáp với ông bạn hay thơ. Lần hai mất cả hứng nên ngắn cũn ! Nhưng cũng được còn may ! Bạn thể tất cho!

      Xóa
  3. Hai chú cháu của anh cũng có khá nhiều kỷ niệm hay nhỉ :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thân nhau lắm, ngày bé trêu chửi cùng nhau giờ lớn trêu nhau chửi Hay đáo để, Chỉ mỗi tội chú ác như thằng Pol Pốt ý. Lắm điều thoi rồi, nói sa sả suốt ngày nghe cũng nhọc . được cái quý nhất là vô tư hì hì!

      Xóa
  4. Chân dài đến nách như thế không yêu còn chọn ai nữa anh Sỏi ơi ?. Tôi kể anh nghe một chuyện mai mối này nhé: Ông nhà nọ do được mai mối nên đưa con trai mình đến gặp gái nhà kia. Khi ngồi trà thuốc, ông nhà gái bảo: Cháu nhà tôi được cái thùy mị ít nói nên mồm miệng nó không được như những đứa khác. Cháu nó cũng hiền lành ngoan ngoãn nên ít đi lại chơi bời. Ông nhà trai sướng quá tợp vội hớp trà nóng thành ra bỏng cả họng. Đến khi nhà gái dẫn nàng ra mắt thì ôi thôi... Môi thì sứt đúng là mồm miệng không bằng người ta. Chân đã chấm phảy thì chớ lại khoèo, đúng là ít đi lại chơi bời thật. Nhà giai chết đứng.

    Anh Sỏi có thích một cô cũng thùy mị ít nói, mồm miệng không bằng người ta không ?. Về thổi nến cả đêm không tắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy đấy câu chuyện anh kể cứ như mô phỏng chuyện của Sỏi đấy! Là cái ông giời đánh định ẩy cháu làm quà cho Sếp của ông ấy. Có những người nhìn ngại lắm cơ, ai chửi Sỏi cứ chửi còn Sỏi cứ nói ...Hihi!
      Nói đến thổi nến cả đêm không tắt nhớ hồi ở tập thể một chị bị ""Mốm mèo"" Bẩm sinh nhưng lại làm nhà bếp suốt ngày chổng mông thổi bép mà chẳng trúng gì. Sỏi thương hại làm cho cái ống nứa , ngậm mẹ vào mồm thì thổi ngon lành. Cứ như một phát kiến ây. sau chị cảm ơn nghe cứ ồm ộp vì mốm mèo... hình ảnh của chị nhớ đến giờ.Hihi!

      Xóa
    2. Câu chuyện của Từ Tâm Nguyễn còn một khúc như thế này:
      Nghe nhà giá nói vậy, bên nhà trai tiếp luôn:
      - Thôi thôi, con gái nên ít lời thì mới êm cửa ấm nhà. Ai lại chê điều đó. Chỉ sợ ông bà bên này chê con trai chúng tôi thôi.
      - Sao mà chê? Bà thông gia hỏi.
      - Nói thật là con trai chúng tôi lưng vốn không được như người ta.
      - Ồ chuyện đó thì lo gì, cốt siêng năng, có sức khỏe là có của cải. Vốn liếng cha mẹ để lại mà siêng ăn nhác làm thì bao nhiêu cũng hết.
      Hóa ra cặp đôi này, chị thì méo, anh thì gù. Nhưng cha mẹ đã không chê rồi, nói năng chi nữa?

      Xóa
    3. Hihi!
      Em chỉ được cái giỏi nối chuyện!
      Nhưng nối vậy cũng được rất nhân văn! Hè hè!

      Xóa
  5. Về chuyện lấy vợ.
    Ngày trước(dạo em chưa lấy vợ),em cũng bị giống anh lắm.Cả họ nội,ngoại giục giã,mai mối nhưng rồi cũng chẳng được gì cả,cuối cùng cũng phải tự thân vận động thôi.Nhưng như thế lại hay anh ạ,mình được tự quyết định cuộc đời mình(xấu,đẹp,sướng,khổ thì tự làm tự chịu,không phải mang ơn ai và cũng chẳng trách ai được).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện yêu đương là chuyện riêng tư, ai cũng nói thế nhưng mọi người cứ thích đưa ra hội nghị gia đình để bàn và cả cách thực hiện nữa chứ, cứ như ra quyết nghị vậy. Chuyện anh với cái ông chú này thì nhiều, nhưng hơi nhàm nên thỉnh thoảng đá tý vậy ...Hihi!

      Xóa
    2. Ôi xời ơi ! Cái giề em cũng giống anh hết , giờ HS béo quá không có đồ nào vừa chỉ mặc đầm thôi như người Hồi Giáo ý , thế thì có giống không ? À có cái này giống nè , hai anh em cùng luyện " Tịch tà kiếm phổ " và " Quỳnh hoa đảo biển " thì khi ... chỉ ngồi thôi.... hè hè hè

      Xóa
    3. H. Sỏi thì mặc váy như ngừi hồi giáo (?)
      Còn Salam Hồi giáo thứ thiệt thì không mặc váy à?

      Hihi! Nói chi mà hớ thế chứ!
      Liệu hồn!

      Xóa
    4. Chẳng phải riêng anh đâu,gia đình nào cũng thế thôi.
      Cũng lạ là những bậc cha,chú rất hay thể hiện uy quyền ở cái chuyện đôi lứa của con trẻ(chắc thể hiện ở chuyện nay là dễ nhất thì phải).Trong khi nhận thức và tài năng thì lại hạn chế(Đã không tự lo cho mình được,anh còn phải làm mối cho kìa).Khi vào chuyện(nói lấy được,cứ làm như không có mình thì chúng nó không tự lo được),chỉ cần chúng có vợ hoặc chồng là hết trách nhiệm.Không cần quan tâm sau này chúng sống với nhau ra sao,liệu chúng có hòa thuận với nhau được không?
      Vấn đề này,ở Việt Nam còn lâu mới hết được anh ạ

      Xóa
    5. Ừa nghĩa là tình trạng chung nó vậy. Hihi! suy cho cùng thì cái nền văn minh lúa nước mấy ngàn năm rồi vẫn vậy Hihi!
      Người lớn họ còn bảo là nước mắt chảy xuôi, họ lo được cho con cho cháu chứ mấy khi con cháu lo cho họ. Tức điên lên được. Ai mượn người lớn cứ phải có hiếu với con cháu vậy chứ! Hihi!

      Xóa
  6. Em bận quá lướt sang thăm anh . nghe chuyên mọi người rồi em chuồn sớm . đọc bài thơ của anh Slam và Bìa họa của anh sỏi đúng là một đôi sướng họa tuyệt vời


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em đã sang chơi và có nhời động viên! Gứm đi ăn cướp sao mà vội thía! Hihi!

      Xóa
  7. Be Be4/10/15

    Chắc hồi đó chân dài chưa ă khách như bi giờ nên b sỏi chê . Còn bi giờ ai chân dài thì có giá lém , có người còn đi kéo chân dài ra nữa kia kìa . Chắc là họ chê b thôi .....nghi lém....he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi Sỏi chưa bao giờ thích chưn dài.
      Với Sỏi chưn dài chỉ có xú ! Ai kéo chưn kệ họ kéo , Hihi! rồi về già họ ngồi một chỗ vì hậu quả tai hại của kéo dài chưn!
      BB chưn dài hông? Đã ai nhìn thấy BB đâu mà , À may ra có cha con nhà Salam Hihi!

      Xóa
  8. Em nói rùi mà. Phải ú như em mới dễ cưng anh Sỏi hén ! Hí hí
    Anh cho em hỏi có phải do chú cháu nhà anh Sỏi xà quần vụ mập ốm ngắn dài riết mà ... anh ế k anh Sỏi ui ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi khó anh ko trả lời,
      Anh chỉ bàn về cái chuyện mập của em thôi ! Con người thì ai cũng biết béo khỏe to bền...Béo hay nói như em là mập ú. Nói thật anh thích miếng nào ra miếng ấy , đặt tay vào đâu cũng có niềm tin...Chứ mà ốm o thì cốt hóa hết mịa cái gì cũng khô khốc và mọi va chạm đều dẫn đến tai nạn cả ...Túm lại anh thích em ! Hè hè!

      Xóa
    2. Kkkkkk. Thích cái cụm từ " đặt tay vào đâu cũng có niềm tin". Hí hí
      Thế thì em càng phải củng cố niềm tin anh ạ. Phải vượt kế hoạch đề ra 100 kg anh hén. Hí hí

      Xóa
    3. OK !
      Phải thế chứ chí ít anh nói cũng được em ủng hộ, he he! anh hết ế rùi! 100kg Thì thích thật! Niềm tin tha hồ vững chắc He he!

      Xóa
  9. Nhưng phải thừa nhận anh tả người giỏi thật đấy,chỉ có khoảng hai mươi dòng chữ(từ khi gặp chị Nhài đến lúc ra về),mà từ hình dáng,sắc đẹp,nhận thức,tâm hồn của chị Nhài đều hiển hiện rõ ràng cả.Bái phục ....hi..hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì hì ! Đúng là con hát mẹ khen , tả vậy thì ai chẳng tả được dễ ẹt hà . Phải tả như vầy mới đúng nè :
      - Hồi xưa ở quê gần nhà có Bà Vạng béo lắm . Có một đề bài làm văn " Em hãy miêu tả con lợn nhà em " ?
      - Nhỏ cháu của Salam ( tầm 9 tuổi ) làm bài như vầy : Nhà em nuôi một Bà Lợn , mẹ và em hay nấu cám với bèo , thỉnh thoảng lại xin nước phở cho Lợn ăn . Nó ăn nhiều lắm rồi ngủ li bì , một thời gian sau thì nó to ơi là to , béo ơi là béo giống như Bà Vạng
      Không hiểu sao chuyện đến tai mà bà đến nhà chửi um sùm ... nhớ lại chuyện cũ cười không chịu được . Văn miêu tả phải như vậy mới hay ... hì hì hì

      Xóa
    2. KM à!
      Em nói anh mới ngồi thong dong đọc lại đoạn ấy, Tả liều thật sỗ sàng quá, May mà chuyện đã rồi chứ tả người ngày nay mà thế thì no đá với gạch Hihi!
      Salam à!
      Con hát thì mẹ nghe và bắt buộc mẹ phải khen hay, Mẹ phải biết động viên khích lệ thì con mới trưởng thành . đó không phải là xấu, hiểu chửa! Động viên nhau là rất cần, cần hơn nhiều những thứ khác!
      Ông nên lập cái Blog mà viết ! Tôi tuyệt đối ủng hộ và dù ông viết gì không bao giờ tôi phản đối chỉ khen thôi! Vì tôi biết chỉ có điên mới không cần động viên! Hihi!

      Xóa
    3. Không phải là liều và sỗ sàng đâu anh ơi,mà là hiện thực quá thôi.Nếu tác phẩm này được viết trước năm 1945 thì chắc anh được xếp cùng với Nam Cao,Vũ Trọng Phụng,Nguyễn Công Hoan.......v.v ấy chứ.
      Còn đoạn này mới gọi là liều : Ai Zda! ông chú chửi mình là lưu manh,ông ấy còn là cha,chú của lưu manh. Hí....hí.....ông chú anh mà đọc kỹ đoạn này thì anh chết đòn.

      Xóa
    4. Be Be5/10/15

      Ông Nam Cao cùng quê Ninh Bình với b Sỏi , chắc là ô đầu thai thành b Sỏi đó a KM à vì thế mới viết hay như vầy , mấy chị trg cty e đọc họ cười dữ lém . Ủa a KM làm nghề bán bóng bay à ? he he

      Xóa
    5. Khoa vuminh À!
      Em làm anh viêm mũi, ngứa và sưng to tướng, Khổ thế chẳng trách xưa nay các anh chị cứ bảo khen cho nó phổng mũi...Chắc sắp nổ hay vỡ rồi...! Hihi!
      Ông Nam Cao và Vũ Trọng phụng là hai ông, anh thuộc lòng tác phẩm, Nhất là Nam Cao . Tuy nhiên rất kính trọng thần tượng. Cụ Nguyễn Công Hoan cũng thích nhưng không thích lắm những tác phẩm trước 1954 vì văn đọc nó cũ và nhạt lắm. Khoảng những năm 60, của tk trước ông NCH viết mấy TP cũng rất thích Hihi!
      Anh nói nhỏ với em ngày các cụ còn sống bảo anh đi xách dép cho các cụ e là các cụ không mượn.

      Xóa
    6. Với Be Be.
      Không...không phải,anh làm nghề lái xe tải,anh chưa bán bóng bay bao giờ cả.Dạo này công việc của em thế nào? Có còn phải về muộn nữa không em?

      Xóa
    7. Với anh Sỏi.
      Tác phẩm NGƯỜI NGỰA,NGỰA NGƯỜI của cụ Nguyễn Công Hoan em thấy vẫn còn giá trị đến tận bây giờ đấy anh ạ.

      Xóa
    8. Be Be ơi!
      Ông Nam Cao quê ở tỉnh Hà Nam chứ ! Nhà ông cách quê nhà anh 50 Km, Ngày đưa Hài cốt của ông về quê họ cũng có những công trình kỷ niệm, để ghi nhớ và thờ tự Nam Cao.
      Con cái của cụ cũng trưởng thành lắm!
      BB à Hai chị mập ú trong cty đã lấy được chồng chưa, Nói với các chị là có chàng Sỏi Già ế chỏng vó ra đây! Nếu không chê xấu chê nghèo thì kết bạn lun đê!
      Hihi!

      Xóa
    9. KM à!
      Tác phẩm của NCH còn giá trị lâu dài nhưng về văn phong không có khí tiết như Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng, ngôn ngữ có nhiều từ cũ đọc nó cứ chối ra , có lẽ vì vậy mà khó hấp dẫn.
      Anh không thích là quan niệm của cá nhân anh Sỏi, chứ không phải là giá trị tác phẩm!
      Chuyện ông viết những năm 30 thời còn sinh viên là hay nhất, Sau này có Hồn Bướm Mơ Tiên mà mối tình Lan và Điệp đã được cải biên vô khối, và nhiều thể loại. Đến giai đoạn hiện thực phê phán ông viết rất nhiều nhưng có mấy chuyện được khai thác để phục vụ chính trị như Kép Tư Bền, Người Ngựa Ngựa Người và cả Bước Đường Cùng một thời đưa vào giáo khoa giờ nó bỏ sạch...!

      Xóa
    10. Anh ơi,vì giá trị hiện thực của tác phẩm đấy anh ạ.Hi......hi...

      Xóa
    11. Chia thể loại văn học ra để lợi dụng vào văn mà làm chính trị thôi em. Các nền văn học lớn không phiền phức đến vậy mà! Anh cá là nếu Nam Cao không hi sinh thì chắc cũng bị đánh như Trần Dần, Quang Dũng hay Nguyện Hữu Đang...
      Nhưng thôi về các cụ đáng kính không dám nói nhiều!

      Xóa
  10. Salam cũng không thích văn phong của ông Nguyễn công Hoan , chuyện cứ nhàn nhạt không để lại dấu ấn cá nhân của mình như Nam Cao , Vũ trọng Phụng . Hay trên văn đàn thơ ca thì Hàn mặc Tử để lại dấu ấn nhiều nhất , hơn cả Thế Lữ hay Xuân Diệu ... còn những nhà văn nhà thơ tự sướng hay tự tâng bốc nhau , hoặc nhờ truyền thông đánh bóng tên tuổi thì .. Salam xin lỗi không thèm đọc , nếu có lỡ đọc thì cũng chỉ cười khuẩy mà thôi ... kiêu chưa ? hè hè hè
    Trên tay Salam đang cầm cuốn " Tuyển tập Nam Cao " do nhà xuất bản Thời đại in có 1000 cuốn thôi và cuốn " Văn mới 2012 - 2013 " . Biết sao hôn ? Đọc để biết các nhà văn bây giờ viết gì , nhất là những người trẻ tuổi chập chững bước vào văn đàn sẽ viết như thế nào ?
    Salam có nhỏ thứ 3 rất yêu thích văn chương dù nó làm bên nghành tài chính , vì vậy thi thoảng 2 bố con có trao đổi với nhau về tình hình văn học bi giờ ( Vĩ mô chưa ... Nổ chưa .. hì hì hì ) Nhỏ bảo " Ba ơi đọc chuyện trong nước thì nên đọc những tác phẩm trước năm 1945 , còn bây giờ thì nên đọc những tác phẩm dịch của nước ngoài , có nhiều tác phẩm đáng đọc lắm "
    Còn HS như BB nói roài là hiện thân của ông Nam Cao , vì hồi xưa là Hà - Nam - Ninh vì thế Ổng nhập vào Sỏi thì không có gì lạ ... chúc mừng chúc mừng .. được quen với một người tài giỏi ra ri thì Salam sướng ngất ngây .. tự hào quá đê thôi ... hè hè hè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừa Sa lam nói đúng.
      Văn học dịch trên văn đàn có nhiều chuyện rất hay, nhất là các tác phẩm được giải Nô Ben...
      Gần đây có Mấy chuyện như Rừng Na Uy, hay Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây, Đàn hương hình... Văn học Trung Quốc cũng tuyệt lắm...và dịch giả cũng được lắm ! Mẹ cha nó (người ghét của ưa) thế mới bỏ mẹ chứ.
      Thực ra chuyện trong nước cũng có khá nhiều chuyện hay, Chân Dung Và Đối Thoại của Trần Đăng Khoa đọc cũng được hay mấy quyển như Bạn Văn của ông Lập Què cũng nhẹ nhõm hào sảng ra phết.

      Xóa
    2. Hòn Sỏi nói như dzậy thì 2 ta " Đồng sàng dị mộng rùi " Về cuốn " Chân dung và đối thoại " của Lão Khoa ra đời vào thời điểm ấy thì thấy là lạ , gây cảm giác tò mò ở độc giả về cuộc sống trần trụi của các nhà văn nhà thơ " Quốc doanh " .. chỉ thế thôi . Nhưng cũng gây bao phiền toái và phản hồi của độc giả cũng như những người được " Bêu " tên . Sau này có Thiệp cứt cũng đi theo lối mòn đó , kể cả Dương thu Hương hay Nguyễn thị Hoài cũng vậy
      Còn Lão Khoa thì nghe nè

      Hà Nội có tàu điện
      Đi về cứ leng keng
      Người xuống và người lên
      Người nào trông cũng đẹp

      Mấy năm giặc đánh phá
      Hà Nội có sao đâu
      Trăng vàng chùa một cột
      Phủ Tây Hồ hoa bay

      ( Trần đăng Khoa 1969 )

      Và đây là qua vụ chặt cây lùm xùm ở Hà Nội thì Ổng đăng đàn đưa ra bài thơ có mấy câu như vày

      Hà nội có tàu điện
      Đi về cứ leng keng
      Người xuống và người lên
      Người nào trông cũng đẹp

      Mấy năm giặc đánh phá
      Ba Đình vẫn xanh cây
      Trăng vàng chùa một cột
      Phủ Tây Hồ hoa bay

      (. Trần đăng Khoa 2015 )

      Thì hỏi Sỏi ? Hai khổ thơ đầu là chú bé Khoa mới 10 tuổi (. Sinh năm 1958 ) cảm nhận lần đầu tiên về Thủ Đô năm 1969 , còn hai khổ thơ sau thì là của ông già gần 60 tuổi , sửa thơ như thế có bó chân . Com hay không ? Hồi ấy không riêng gì Lão Khoa còn có mấy ông giáo sư thiến sĩ bị Cà lăm với Salam ... ngọng miệng hết
      Còn theo Salam trong văn giới bi giờ chỉ có cuốn " Nỗi buồn chiến tranh " tên tiếng anh là " The Sorrow War " của Bảo Ninh là đọc được , còn " Chuyện 3 người " của Tô Hoài , " Chuyện kể năm 2000 " của Bùi ngọc Tấn , " Những lời trăn trối " của Trần đức Thảo hay " Đèn Cù " của Trần Đĩnh thì chỉ xem cho vui mà thôi .. không hay bỏi vì có hơi hướng chính trị của những người biên tập ... đọc một lần rồi chán không phải như bây giờ đọc lại tác phẩm của Nam Cao vẫn thấy cuốn hút rất hay ... vậy thôi

      Xóa
    3. Sa làm này!
      Thế thì Sỏi tự nguyện ngọng trước Salam thôi.
      Ở đời này có nhiều cái người ta không muốn nói thêm vì nói thêm mất tư cách nên im lặng chứ không ai ngọng đâu.
      Về câu thơ của Trần Đăng Khoa, Khoa chỉ sửa có một câu nhưng nếu đích thực là do Khoa Sửa thì đó thật là trí tuệ đấy bạn ạ!
      Giặc dùng B52 bom tạ bom tấn mà không chặt nổi một cây, bây giờ không có chiến tranh chỉ có lũ sâu bọ mà nó chặt đến 6700 cây đấy , Khoa nói chắc đét rằng loạn rồi ...
      Sao Salam không hiểu cho thấu đáo mà bó chân bó tay gì? Sỏi đánh giá rất cao cách sửa thơ như vậy...! Tính u mặc trào lộng trên cả tuyệt vời đấy bạn ạ!

      Xóa
  11. Vừa rồi,em cũng khuyến khích cháu lớn (đang học lớp 6) đọc những tác phẩm,tác giả đó.Hiện nó đang đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố(và loạt phóng sự VIỆC LÀNG).Tác phẩm mới của VN bây giờ đọc chán lắm(có thể là do em không phù hợp với những tác phẩm đó).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu các cháu có đam mê như vậy em nên khuyến khích như em đã làm, Anh nói thật có những chuyện ngắn của Nam cao anh ngồi đọc thuộc lòng từ đầu đến cuối được , đọc nó thích lắm, trí tuệ lắm, nhạo báng cái sự đời ngày nay còn sát nghĩa và thích thú vô cùng. anh có mấy bạn văn cũng thích nói đến những điều kinh điển mà có trong văn chương của các cụ... Còn văn mới bây giờ còn nhiều điều đáng nói! đáng chê chứ ít cái khen được.

      Xóa