Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

21/09/16

NGỘ NHẬN

Viết Blog  khi nào cũng thơ thẩn, thất tình mãi cũng chán , buồn nẫu ruột, các bác ạ! 
Nay tôi bàn chuyện chữ nghĩa tý, cho có vẻ ta đây. 
Thấy sao nói vậy chả ý tứ khỉ mốc gì!
Tôi phượt Hòa Bình và đến thăm công trình thủy điện.
À ! Mà ai cũng thế thôi, đã đến Hòa Bình chắc chắn sẽ nhìn thấy bức tượng chủ tịch Hồ Chí Minh rất lớn trên đỉnh đồi cao này:





Dưới chân bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh có khắc trang trọng bài thơ (chữ màu đen) mà các bạn nhìn thấy:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bài thơ đề tên tác giả là Hồ Chí Minh!
Mấy chục năm nay bài thơ thường được biết đến với tên gọi “Khuyên Thanh niên”. Dĩ nhiên cũng mấy chục năm nay khi được in, được nói đến, người ta nghiễm nhiên cho đó là thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hầu như không có ai suy nghĩ gì khác.
Xin thưa đó là bài trong giáo khoa chữ Hán xưa “Ấu học ngũ ngôn thi”. Chứ không phải thơ Hồ Chủ Tịch.
Năm 1950 Hồ chủ tịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch biên giới. Trên đường công tác, gặp một đơn vị Thanh niên xung phong, đơn vị này mới được thành lập, đang làm nhiệm vụ bào đảm giao thông ở bản Nà Tu (nay thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn), Chủ tịch Hồ Chí Minh Muốn động viên đơn vị thanh niên xung phong, Khi nói chuyện với họ Hồ chủ Tịch đã đọc tặng anh chị em 4 câu thơ cổ Trung Quốc, nhưng người đã tài tình dịch sang tiếng Việt và được giữ nguyên bản dịch ấy đến bây giờ,
Nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này như sau:
鑿 山通 大 海
鍊 石 補 青 天
世 上 無 難 事
人 心 自 不 堅.
Phiên âm là:
Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên.
Như vậy, có thể nói Chủ Tịch Hồ Chí Minh không phải là tác giả của những câu thơ này.
Tuy nhiên, chính Hồ Chủ Tịch là người dịch ra tiếng Việt những câu thơ hàm súc, giàu ý nghĩa đó.
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
 Đó là một bản dịch tuyệt vời!
***
Cũng là một sự nhầm lẫn như thế. Trường hợp hai câu thơ:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Thật trớ trêu rất nhiều cán bộ, giáo viên hễ cứ nói đến vai trò quần chúng nhân dân là y như rằng, với lời dạo: “Bác Hồ đã dạy...”.
Thế nhưng, thực chất đây là hai câu trong một bài ca dao được sáng tác trong thời chống Pháp của Đại Tá nhà thơ Thanh Tịnh. Bài này được nhà thơ sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no. Nguyên văn:

DÂN NO THÌ LÍNH CŨNG NO

“Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công...”
Nguyên cớ gì, lý do gì mà những câu thơ trên bỗng nhiên trở thành thơ  Hồ Chủ Tịch?
Tôi xin thưa có một bài nói chuyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Công an Hà Nội những năm chống Mỹ. Khi nói về việc Công an phải dựa vào nhân dân, Bác có nói đại ý:
Đồng bào Quảng Bình nói rất đúng:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Được biết hồi đó hai câu này viết thành khẩu hiệu và rất phổ biến ở Quảng Bình. Không biết có phải đó là lần đầu tiên Chủ tịch nhắc đến hai câu thơ này không. Nhưng, có thể khi được Hồ Chủ Tịch nhắc đến thì những câu thơ đó trở nên nổi tiếng, và có lý do người ta nghĩ đó là thơ Hồ Chủ Tịch mà tuyệt nhiên không có sự nghi ngại nào.
Tuy nhiên  phải thừa nhận hai câu thơ dung dị mà hàm chứa tư tưởng rất lớn của nhà thơ Thanh Tịnh cũng  gần gũi với cách viết, cách nói của Hồ Chủ Tịch.  Đó cũng là một lý do tạo nên sự ngộ nhận này?
Có khá nhiều bài thơ, câu nói thường được cho là của Hồ Chủ Tịch. Không chỉ được trích dẫn trong khi nói, chúng còn được trích dẫn trong các bài viết, thậm chỉ là các công trình nghiên cứu hoặc các bài luận văn chính trị quan trọng. Không chỉ người dân hoăc cán bộ bình thường có sự nhầm lẫn, mà rất nhiều lãnh đạo từ cơ sở đến Trung ương cũng mắc phải lỗi này.
Hiểu đúng để sử dụng đúng những bài thơ, câu nói  là điều rất cần thiết. Mọi sự ngộ nhận là không nên và rất dễ bị xuyên tạc.

                                                                             

28 nhận xét:

  1. Ơ... Tượng anh zai tớ, Nguyễn Tất Thành anh zai Nguyễn Tất Toàn đấy.. Không ngộ nhận đâu nhá.
    Hỏi nhỏ anh Sỏi cái: "Cha già dân tộc không có vợ thì ngủ lang với ai mà đẻ ra nhiều con thế ?".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Này ! Anh "đừng thấy sang bắt quàng làm họ" nha, Nguyễn Tất Thành đổi thành họ Hồ rồi, anh đã đổi họ chưa?

      Xóa
    2. Đổi họ Hồ thì mới được vào Đoàn vào Đảng chứ anh.

      Xóa
    3. Vậy ra tên anh giờ là CHITOANHO đấy hử?

      Xóa
    4. Tên tôi giờ là Hồ Chỉ Tất... cái gì cung chỉ. Trên hay dưới đều chỉ tất...

      Xóa
    5. Ôi chứ không phải là Hồ Chí Toàn? Hihi!

      Xóa
  2. Cám ơn bài viết của Sỏi,
    nhờ thế biết thêm đôi điều.
    Đã có một thời miền nam cứ nhắm mắt mà gật đầu tất cả
    dẫu đúng hay sai...cho yên chuyện về những phát biểu của cán bộ,
    có những điều sai quấy mà mình là người chứng kiến cũng không thể nói được gì...Rồi sách vở, rồi thầy cô, rồi có quyền...nói thì phải nghe, có học trò nào dám cải lại...giờ e đã thành thói quen, một số người không quan tâm đến những gì nơi đó nói nữa...
    Chuyện gì cũng có thể gán ghép cho bậc đáng kính ấy, nhưng những điều ấy e cũng chỉ là chuyện vẻ vời...vi cũng đã bao điều không đã ra có...
    Thôi, thì biết vậy...
    Không biết đến ngày nào những gì không thật cũng được đưa ra sáng tỏ như bài phân tích về những câu thơ nầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị ! Đọc bài nầy xong , cảm phục sự uyên bác của anh Sỏi vả ngộ ra tiếng Việt mình giàu có , đầy tính nhân văn chị nhỉ
      Qua bút pháp tinh tế , những từ ngữ cần dùng để diễn tả một hành động , tính cách được văn vẻ hoá thật lịch thiệp !
      Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia đuoc gọi là ngộ nhận . Ăn cắp ý tưởng hoặc bê nguyên xi tác phẩm gọi lả đạo văn , đạo nhạc hoặc Coppy !
      Ăn hối lộ gọi là " nhầm " ! Đúng là ngộ !

      Xóa
    2. Chị ạ!
      Miền nam hay Bắc thì đâu cũng thế thôi, có người này người kia nhưng người ngộ nhận thiếu kiến thức, mù quáng thì nhan nhản ra, nhiều lắm đã "Chuối" mà còn muốn tỏ ra mình giỏi mình sang, Rất nhiều khi phải nghe những lời dốt nát còn tức tối còn chán hơn là phải nghe nói tục. Thôi mọi điều muốn nõi em nói cả trong bài viết rồi . Cảm ơn chị chia sẻ!

      Xóa
    3. Trang!
      Em động viên anh thì nói nó khẽ khẽ thôi! Em khen thốc vào mặt thế anh vỡ mũi thì sao.
      Thì anh nói khéo nói bằng thứ ngôn ngữ mềm để tránh rắc rối không cần thiết em ạ. Khác với em, anh đang sống chung với lũ mà! Hihi!

      Xóa
  3. Mảnh đất hình chử S đầy ngộ nhận !😅

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi vì chữ S xoay ngược xay xuôi vẫn là chữ S....

      Xóa
    2. Dựa vào câu này , thì hai chử " ngộ nhận " phải thay bằng " tráo trở " ?

      Xóa
    3. Vì đất nước này lộn ngược nêm nó thế. Con cháu họ Hùng, một lũ vừa khùng vừa điên.

      Xóa
    4. Gứm hai người họ Nguyễn nói nó vừa vừa thôi!
      Ai chẳng biết chữ Sờ quay ngược quay xuôi thì cũng vẫn Sờ được cơ mà!
      Người ta còn gọi những chữ Sờ móc đuôi vào nhau là Hồi văn nữa đấy ! Hihi!

      Xóa
    5. ô hay... người ta móc máy nhau thì kệ người ta, can chi mà anh Sỏi phải thò vào giật ra ?

      Xóa
    6. Há há! Tóm lại rằng thì là ai móc ai cũng được ! ...Há há !

      Xóa
    7. Tếu tá chút xíu, cô Trang đừng giận nha.

      Xóa
    8. Dạ không sao ! Hai anh cứ tếu tá với nhau , T chỉ đứng ngoài vỗ tay thôi !

      Xóa
  4. Giờ em mới biết chuyện này! May có anh, không thì còn lâu mới biết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi!
      Em luôn là người khiêm tốn!

      Xóa
    2. ý anh Sỏi bảo Khoa vuminh những 4 lần kiêu căng cơ đấy... \

      Xóa
    3. Em không khiêm tốn đâu! Hôm trước em đi xem lễ hô thần nhập tượng, về lại được đọc bài này nên ngộ ra được nhiều điều.

      Xóa
    4. Uh! anh cũng 5 hay 7 lần đi chứng kiến lễ hô thần nhập tượng rồi, cũng chỉ là nhảm nhí mà!
      Anh Từ Tâm Nguyễn à! Anh cứ suy theo cả cách gieo vần thế gay go lắm! Khoa luôn chừng mực và nhã nhặn thật mà!

      Xóa
    5. Sóng Sông Hồng lớp sau đè lớp trước đấy anh Sỏi à. Nhưng tụt dốc chắc cần thằng đi trước.

      Xóa
    6. Người cách mạng nó thế đấy , Đi trước không nhanh thì bị người đi sau dẫm đạp lên nhưng khi trượt dốc thì người đi trước lại là cứu cánh của họ!
      Còn chuyện viết lốc Sỏi chỉ mong có người viết giỏi cho mà đọc thui anh ạ!

      Xóa
    7. Giờ Hồng Anh mới hay
      Thì ra một hòn Sỏi
      Ở mãi đáy sông sâu
      Cũng biết nhiều bí mật
      Đến hôm nay nói thật
      Làm bao kẻ ngỡ ngàng

      Xóa
    8. Nhiều người nghĩ về anh
      Giống hệt như em vậy
      Khi em còm anh thấy
      Có chút cười nơi anh


      Xóa