Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

22/10/18

CẦU "Ngũ cốc luân hồi"

    11      *                   NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH TÔI

        Gần đây các bạn thấy tôi hay viết : "Tôi đọc trên mạng thấy nó viết". Đừng chửi tôi viết nhàm  nhé, giờ lại thế; Tôi đọc trên mạng thấy nó viết: "Khi ta ỉa chỉ là nơi đất ỉa - khi ta đi cứt bỗng hóa tâm hồn". Thằng mất dạy nào nó chế ra từ câu thơ của bác Chế Lan Viên. tôi chỉ viết lại của nó chứ không chịu trách nhiệm gì. Cơ mà xin lỗi bác chứ tôi đọc cái thứ xuyên tạc này lại thấy dạt dào cảm xúc, thế mới chết chứ. Vậy thì phải viết một cái gì đó.  Cái CẦU TÕM chẳng hạn!
        Đã từ rất lâu rồi tôi đặc biệt cảm tình con gái miền tây Nam bộ, sao lại dại dột vậy tôi cũng chẳng biết, chẳng thể giải thích nổi nữa chứ! Rồi giời không thương mà cho tôi cái "điều ước thứ bảy ấy " thành hiện thực. Bây giờ thì tôi đoán là chắc chúng tôi có cùng một đặc điểm văn hóa. Đó là văn hóa "Cầu tõm".
                                           Em gọi ''CẦU CÁ TRA'' 

        Bây giờ đã sang thế kỷ hăm mốt rồi, cầu cá tra hay cầu tõm không còn nhìn thấy nữa! Người ta dùng thiết bị vệ sinh TOTO, Cotto hay Viglacera và các loại bồn tự hoại khác, cái văn hóa cầu tõm mai một mất rồi. Tôi có tham vọng, nên cố ghi lại. Biết đâu sau này người ta lập hồ sơ đề nghị công nhận nó là di sản văn hóa thế giới, thì có chút đóng góp của mình ... Há há!
        Quê tôi, một tỉnh lẻ thuộc đồng bằng châu thổ Sông hồng, ngày còn làm cái anh Bộ đội cụ Hồ anh em cứ hỏi quê, tôi nói "Hà Nam Ninh" ai cũng "À dân cầu tõm à!"
        Cũng là cái cầu tõm nhưng bà con Miền Tây gọi là cầu cá tra.
        Những năm 75-76 tôi là lính của Sư đoàn 303, còn gọi là đoàn Phước Long, toàn bộ lính cũ của sư đoàn đều là Đặc công rừng Sác. Nói như vậy là các bạn hiểu cho, tôi chẳng lạ gì cái cầu cá tra.
        Ngay ở TP Sài Gòn khu vực quận 7 và khu huyện Nhà Bè bạt ngàn dừa nước và tràm. Những năm 1996-1997 vẫn còn phổ biến những hình ảnh làm tôi xao xuyến, là cái cầu tõm ở khắp nơi trên ao của mỗi gia đình,  loại cầu này làm cao lênh khênh trên các cọc cây tràm và lộ thiên ngay trước cửa  nhà ở, tôi là khách đến nhà chơi với mấy bác, khách cứ ngồi uống trà trong nhà, các cô gái con chủ nhà cứ ung dung ra ngồi cầu cá tra cho mát.... Chừng ngồi đủ thì giờ thì sinh ra những âm "Tõm'' ''Tõm'' ''Tõm" . Xem như chỉ chờ có thế là các ông cá, bà cá quẫy rào rào dữ dội và hồn nhiên. Còn các ông khách bà khách nhìn ra, thì thấy nàng con gái chủ nhà với khuôn mặt đê mê mãn nguyện, bên dưới hàng trăm chú cá chép, rô phi, cá Tra loại ba bốn cân quần lên hụp xuống cũng mãn nguyện không kém.
        Cũng trên những cái cầu tõm lộng gió này có biết bao giai thoại lãng mạn đã đi vào văn hóa dân tộc.
        Tôi có cô bạn quê miền tây, mà nàng ở Gò Công, gứm  con gái Gò Công là gứm lắm, vừa gồng vừa co cơ mà. Em kể cho tôi nghe, những chuyện liên quan đến cầu cá tra. Đặc biệt có chuyện của em... Hihi
        Chuyện rằng hai gia đình cạnh nhau, bên này là nhà của chàng trai, chàng rất giỏi đàn, thuộc rành 6 câu vọng cổ. Nhà bên có cô con gái xinh đẹp, thùy mị nết na tên là Tám. Chàng trai học giỏi đàn hay, lại rắp tâm thả thính bằng những ngón đàn giết người. Thế là trai thanh gái lịch phải lòng nhau. Nhiều lần gần gũi họ đã đi đến cầu hôn.
        Một sớm bình minh hình như là sáng chủ nhật, thong dong. Khi mặt trời chưa thoát khỏi cành dừa, đồng nội lộng gió mơn man. Chàng trai ở cầu cá tra bên này, chợt nhìn sang cầu bên kia, thấy cô gái đang nhoẻn cười với mình, chàng reo lên:
        - Anh yêu em...''Tõm"!
        Tức thì như kịp phản ứng cô gái cũng reo lên:
        - Em cũng yêu anh... ''Tõm''!
       Thế là như cổ súy cho tình yêu cả hai gầm cầu, đàn cá tra dày đặc lao lên vừa quẫy vừa đớp tóp tóp, như người ta vỗ tay trong lễ thành hôn...
        Văng vẳng đó đây như lời của một bài hát ''Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta...'' Chắc cầu ở đây cũng bao gồm cả cầu "cá tra"! Há há!

                                            Anh gọi ''CẦU TÕM''

        Quê hương thì ai mà chẳng yêu, ai mà chẳng nặng lòng. Nhưng mà lúc thằng T cầu hôn với vợ nó, xong rồi chúng nó cưới nhau. May mà nó khôn không đưa cô ấy về quê trước, chứ nếu đưa cô ấy về thì khả năng cao là nó vẫn đang ế vợ. Năm đầu tiên sau khi cưới, bu thằng T có nhời nhắn:
        - Năm nay tết các con về báo hỉ với họ, nhà ta làm lợn. Các con về ăn tết với Bu.
        Những năm tháng ấy thằng T đã mua được cái xe bình bịch, hành trình hơn trăm cây số trên chiếc xe, mông thì tê bại, lưng lối mỏi nhừ, chẳng mình thằng T mà vợ nó xem chừng còn tệ hơn. Về tới nhà, đúng lúc cả họ kẻ ra người vào đông lắm. Ở quê cứ nhà nào có việc gì là cả làng, cả họ xúm vào cùng lo. Người thì rửa chén bát, người thì nhặt rau, đào riềng, bóc hành... Đường xá bụi bặm, hai vợ chồng xuống xe bụi bám trắng quần áo, vợ T muốn ra giếng rửa mặt mũi chân tay, nhưng vì giếng đông người quá, T chỉ tay cho vợ ra rửa ở cầu ao. Cầu ao nhà nó bằng đá, một hòn đá thước to và dài, mọc rêu xanh rì rất trơn. Phía bờ bên kia cũng có một cây cầu nữa làm bằng những gốc tre đực đặc ruột, buộc chéo làm cột và trên gác những mảnh gỗ cũ đã mòn...''Đấy! cầu tõm đấy''. Một thằng bé chừng 6 tuổi chẳng quần áo gì đang hồn nhiên ngồi trên đó và hát, chợt tõm, tõm, tõm ba phát liền, đương nhiên ba sản phẩm ý nổi bềnh. Vợ T nhìn vậy chả hiểu sao bỏ lên bờ luôn, không rửa ráy gì nữa.
        Đến bữa, thằng T ngồi cạnh vợ, chỉ thấy vợ nó cắm đũa ngồi đấy, nó giục:
        - Em gắp thức ăn mà ăn! Nhưng nó để ý thấy vợ cứ ngồi, chỉ ăn tí cá chứ không ăn rau, nó chạnh lòng  hỏi:
        - Rau không ngon à? vợ T quay lại nhìn nó nói:
        - Tại lúc nãy, em thấy một chị rửa rau ngoài cầu ao nhà mình, đang rửa thì có mấy cục của thằng bé ị lúc trước trôi về cầu ao, thấy chị ấy lấy chân đá té cho nó trôi ra rồi rửa tiếp. T cười, thằng này nó là cháu tôi nhưng được cái nết giống tôi, vui tính và nhất là xiên xỏ đến là đểu:
        - Không sao! Ỉa xuống cục nào chỉ tí cái là cá ăn hết, không lẫn vào rau được đâu mà sợ! Mà không ăn rau thì thôi, ăn cá đi! Cá sáng qua đánh ở ao nhà đấy!
        Nói xong cái, nó gắp thêm miếng cá nữa bỏ vào bát cho vợ, rồi cũng chả hiểu sao vợ nó lại bỏ bát đũa đứng dậy chả nói năng gì.
        Tưởng đi đường mệt thì đêm hôm đó vợ T sẽ ngủ ngon, nhưng không, chắc về quê lạ nhà lại nằm giường tre chiếu cói, vợ nó đau lưng, trằn trọc không ngủ được, mỗi lần trở mình, cái thang giường lại kêu lên kèn kẹt. Được một lúc thấy yên yên, tưởng là vợ đã ngủ, ai ngờ, lại nhỏm dậy đòi đi ỉa, rồi hỏi nhà vệ sinh ở đâu. Thằng T bảo vợ cứ đi ra chỗ đống rơm, rồi đi thẳng ngang qua chuồng trâu, đến chỗ cầu ao hôm qua em nhìn thấy thằng bé nó ngồi đấy! Chẹp! Thằng T nó cả nghĩ, Nghĩ lại nó thấy nó tệ quá, ân hận quá, đáng ra nó phải dậy dẫn vợ ra tận nơi chứ. Chợt mông lung mơ hồ tới câu nói nó đọc ở đâu đó: “Một người chồng tốt phải là người luôn ở bên vợ không chỉ những lúc vui, mà cả những lúc buồn'' buồn ở đây nhẽ bao gồm cả buồn ỉa.
        T ngủ tới khoảng ba giờ sáng thì phải dậy, để cùng cả nhà làm lợn. Vợ nó đương nhiên cũng dậy theo vì mọi người dậy hết, con dâu ai lại nằm ngủ, dù rằng dậy thì vợ T cũng chả giúp được gì nhiều: chỉ ngồi bóc mấy củ hành, nhặt mấy cọng rau thơm. Nhìn vợ thiếu ngủ tóc tai bơ phờ, vừa nhặt rau vừa ngáp, như con nghiện ấy.
        Chừng tám giờ sáng xong việc. Cỗ bàn dọn lên, mọi người ngồi chờ, vì còn ông chú họ chính là tôi. Tôi là chú thằng T, ăn nói lưu loát, lại có uy tín nhất họ nên có việc gì là hay nhờ tôi đại diện cho gia đình. Tôi rất khó chịu về tai nạn vừa rồi. đi nang qua đống rơm tôi đạp phải cái gì mềm mềm, ngỡ chó nó tha trộm thịt ra chân đống rơm, ai dè không phải, bằng cứt, Tiên sư bố đứa nào mới ỉa đêm qua. Rửa chân xong thì tôi vào nhà, vẻ mặt  đầy khó chịu:
        - Tôi vừa giẫm phải cứt ở chỗ chân đống rơm. Đứa nào, mất dạy lại ỉa ở giữa lối đi vậy chứ.
Mọi người dừng đũa, xôn xao. Thằng cháu liếc qua vợ, thấy mặt vợ nó đỏ bừng. “Thôi xong, chắc đêm qua sợ tối, cũng có khi sợ lăn xuống ao, vợ T không dám ra cầu tõm, mà ỉa luôn ở chỗ đống rơm rồi. T nghĩ vậy và lại cúi mặt giả tìm món ăn, chẳng thể nói gì. Rồi tiếng bu nó là bà chị dâu tôi vừa nhai vừa nói, giọng đầy từng trải:
        - Chắc là con chó, con mèo nào đó nó ỉa thôi, chứ người nào, ai mà lại bậy bạ thế!
        Ôi trời nghe chị nói vậy thì không chịu nổi:
        - Chị nói thế nào ấy chứ! Tôi từng này tuổi đời, đầu hai thứ tóc rồi, hơn bốn mươi năm công tác trong ngành giáo dục, về hưu mấy năm nay, trong họ ngoài làng ai cũng nể trọng, tin cậy. Chả lẽ, tôi không phân biệt được cứt người với cứt chó hay sao?
        Không khí xem chừng sắp chiến tranh, thằng cháu T của tôi đành lên tiếng hòa giải xoa dịu:
        - Thôi chú ơi! Người ỉa hay chó ỉa thì cũng là cứt cả, và nó đã ỉa rồi! Mời chú ăn luôn đi cho nóng, kẻo cơm với thức ăn nguội hết cả!
        -  Tiên sư thằng T mất dạy, mày nói cho nó gãy gọn nha đừng bố láo.
        Há há! Các bạn ạ! Đấy cầu cá tra hay cầu tõm cũng là nó cả ý mà!

18 nhận xét:

  1. .Cái cầu chất thải đổ ra
    Con người ăn uống nhiều mà anh ơi
    .Dân gian gọi nó là cầu thôi
    Nói cho chung thật đó là ỉa ao .....
    Hihihi....bài viết hay lắm cựu binh ơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Há há !
      Cầu tõm ngày xưa rất đỗi xôn xao
      Đêm trăng sáng ngày xưa em giặt áo
      Quê hương tôi lắt lẻo cầu tre ấy
      Ngày nảo ngày nào cứ ngỡ hôm qua!


      Xóa
    2. có cái cầu giá thành hàng nghìn tỉ
      Dân khổ đau mà nhà nước không sao
      Cũng có cầu đã đi vào ca dao
      Như cầu tõm ở lòng dân anh nhỉ

      Xóa
    3. Cầu ngàn tỷ hay cầu khỉ cầu ao
      Có khi là cầu siêu hay cầu tõm
      Bỏ văn chương thì cầu gì cũng ngỏm
      Thả văn vào cầu tõm hóa thành sao.

      Hihi!

      Xóa
    4. Nhẹ nhàng ghê ''ngũ cốc luân hồi ''
      Có ăn có thải thế mà thôi
      Cuộc sống tồn tại phải như thế
      Một câu nói hay của cuộc đời ....
      ....
      Ngày mới an lành anh nhé

      Xóa
    5. Vốn dĩ xưa nay nó thế rồi
      Đầu vào thì phải đầu ra thôi
      Cây cầu là chỗ ta nói tới
      Cái việc tất nhiên ấy ở đời.

      Cảm ơn bạn thật nhiều!

      Xóa
  2. Nếu gọi là cầu Tõm, cầu Cá Tra thì chỉ có dân địa phương mới hiểu và cũng không rõ ràng lắm.
    Theo em thì nên học ông Ngô Thừa Ân(trong tác phẩm Tây du ký) gọi là cầu Ngũ cốc luân hồi, có lẽ sẽ dễ hiểu hơn đấy anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh ! Đúng rồi!
      Giá mà anh biết được điều này thì giật cái tít "Ngũ cốc luân hồi" thì thật tuyệt. Mà cũng chưa muộn anh đặt theo gợi ý của Khoa nha!
      Quá chuẩn chữ nghĩa ...Há há!
      Cảm ơn em thật nhiều!

      Xóa
  3. Sang thăm anh ,chúc anh luôn vui vẻ khỏe và yêu đời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi em! anh biết em luôn nghĩ đến anh, anh cảm ơn em nhiều lắm, em quay về viết lốc đi, lốc đừng đăng những kiến thức chuyên môn, ít người biết em ạ! Mà lốc để giải trí thôi chứ kỳ vọng nhiều thứ quá không kham nổi đâu!

      Xóa
  4. Không hiểu sao đọc cái này lại nhớ đến ông nhà văn Bảo Ninh.
    Ông ấy là tác giả cuốn Nỗi buồn chiến tranh. Hihi
    Để em gửi anh đọc review của em.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ''Nỗi buồn chiến tranh'' anh cũng đã đọc, tác phẩm văn học viết về chiến tranh chắc là không có tác phẩm nào qua được cuốn "Nỗi buồn chiến tranh". Những người đã trải qua thì thấm lắm vì tất cả đều khó nói và chẳng muốn nói vì nó quá nghiêm túc và đáng sợ!
      Anh cảm ơn em thật nhiều!

      Xóa
  5. Tôi đọc sách thì nhiều nhưng chưa từng có thói quen review vì có tật đọc đâu quên đó, cái nào ấn tượng lắm mới nhớ sơ sơ, cũng không phải hờ hững gì với văn chương nhưng số lượng đọc đã tăng nhiều lên theo năm tháng, tôi cũng không còn là cô gái ngày nào, háo hức và tâm đắc với mỗi cuốn sách đọc được và kể liên thanh khi có người cùng sở thích, giới thiệu sách cho nhau các kiểu.

    Tôi không khoái truyện chiến tranh vì tâm hồn tôi "mong manh" quá, chỉ thích cái gì đó nhẹ nhàng lãng đãng. Nhưng khi đọc được review của Griet về cuốn "Nỗi Buồn Chiến Tranh" thì ngay lập tức chạy ra đường sách để tìm mua.

    Bé Út hỏi tôi :
    - Cuốn này hơi mắc, chị Ly mua lúc có nhiều tiền hở?
    Tôi cười hì hì
    - Mua lúc hết tiền.
    Nó cảm thán " Trời ơi!"
    - Chắc hay lắm nên chị Ly mới " bấm bụng" mua cuốn này.

    Quả thật cuốn sách này rất hay.
    Vì có đoạn thời gian tôi không có tâm trạng để đọc nên cuốn sách này tôi chia thành hai nửa, đọc nửa sau cách nửa trước vài tháng, đọc nửa sau khi nửa trước đã bắt đầu quên sạch.
    Cũng như anh, người lính sống sót trở về sau trận tuyến, trước thực tại chỉ muốn quên hết để vui vẻ sống cuộc đời mới trong hòa bình nhưng khi nhắm mắt lại, màn đêm buông xuống thì bao nhiêu cái viễn cảnh của quá khứ lại hiện về.
    Anh sống được là nhờ sự hy sinh của nhiều người. Anh may mắn trở về trên máu thịt của đồng đội, điều đó ám ảnh anh đến kỳ cùng, ngày 30 tháng 4 giải phóng hoàn toàn đất nước, người người nhà nhà vang lên bài ca chiến thắng nhưng riêng anh lại thấm đẫm sự bẽ bàng, chán chường.
    Rồi ngày mai sẽ ra sao? Anh sẽ sống như thế nào? Còn những đồng đội đã ra đi của anh, họ có biết là đã hòa bình hay không, họ có vui mừng không hay họ cũng giống anh, chỉ thấy lòng ngực mình rỗng hoác, bàng hoàng.

    Chiến tranh chưa bao giờ khốc liệt đến như vậy, nhưng cuộc sống sau chiến tranh lại càng tàn nhẫn, kẻ còn người mất, những người còn may mắn sống sót bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc chiến mới, cuộc chiến sinh tồn trong hòa bình
    Phải làm sao để quên hết vui vẻ mà sống? Phải làm gì để tiếp tục giữ hòa bình được lâu hơn?
    Hòa bình rồi nhưng sao lòng anh vẫn cứ ở lại những ngày tháng trong rừng, thương tật, đau đớn và nhớ nhung.
    Anh nhớ cha, nhớ mẹ
    Anh nhớ bạn bè cũ
    Anh nhớ thầy cô
    Và anh nhớ người con gái anh thương.
    Anh gọi sự chia cắt của anh và cô là chiến tranh. Chiến tranh giữa cô và anh là cuộc chiến giữa đi tiếp hay dừng lại.
    Hòa bình rồi nhưng sao cuộc chiến của anh và cô vẫn còn? Ở bên kia vách ngăn, đêm đêm anh im lặng lắng nghe cuộc đời cô.
    Anh đã trở lại sau 10 năm chia cắt.
    Cô vẫn còn sống.
    Cô vẫn yêu anh.
    Nhưng cuộc đời của anh và cô đã mở sang một trang khác, ngay chính cái ngày cô tiễn anh ra bến tàu.
    Vận mệnh của anh thuộc về đất nước
    Vận mệnh của cô là sống cuộc đời mà cô muốn.
    Ngay khi anh bắn phát súng đầu tiên, tự tay mình lần đầu tiên giết chết một tên giặc, chiến tranh giữa anh và cô như kéo dài vô tận.

    Trả lờiXóa


  6. Cô bỏ đi vội vàng vào một đêm anh vẫn còn ngồi bên này vách ngăn để chờ đợi. Cô ra đi cùng một người đàn ông luống tuổi.

    - Vì em còn yêu anh nên em mới ra đi. Phải xa nhau, phải xa em thì đời anh mới tốt lên được.

    Mất mát của thời chiến khốc liệt bao nhiêu thì mất mát của thời bình càng cay đắng bấy nhiêu.
    Hòa bình rồi đó! Sao anh lại cứ thấy cuộc chiến trong lòng mình vẫn kéo dài. Nhắm mắt lại là biết bao xương máu của đồng đội ngã xuống, mở mắt ra là cả hành trình dài anh chỉ còn lại mỗi một mình.
    Ai vui với anh niềm vui chiến thắng.
    Ai vui với anh cuộc sống hòa bình.
    Cô đã ra đi. Nhưng tình yêu, nỗi nhớ và những trang viết về cô vẫn chất đầy.
    Đau có, thương xót có nhưng nếu được lựa chọn anh vẫn chọn là người của đất nước, vận mệnh của anh sinh ra là dành cho chiến tranh và kết thúc chiến tranh...

    Như Griet đã nói, nỗi buồn trong "Nỗi Buồn Chiến Tranh" rất lạ, rất khác.

    Miss.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó hơi dài nên em phải chia làm hai. Hihi

      Xóa
    2. Đọc xong một cuốn sách để review về cuốn sách đó thật khó em ạ, đúng ra thì anh chưa bao giờ làm việc này. Nhất là một tác phẩm văn học có tầm cỡ như "Nỗi buồn chiến tranh".
      Anh đọc đi đọc lại thấy phục em thật đấy, em có khả năng khái quát rất tốt. Dường như em lấy luôn tên của cuốn sách làm cái trục rồi xoay quanh đó mà thả nhận xét, thả cảm nhận của mình.
      Em cũng rất tinh tế khi nhìn nhận quan niệm của tác giả.
      Anh cảm ơn em nhiều lắm và đọc comment này anh thấy quý mến em hơn, cảm ơn em thật nhiều!

      Xóa
    3. Sau khi đọc xong cuốn này liền thấy tất cả nỗi buồn trong thiên hạ nhỏ bé vô cùng .
      Em cũng chỉ review mỗi cuốn này :)

      Xóa
    4. Thường thì nỗi buồn của cá nhân như của anh hay của em lớn hơn nỗi buồn của đất nước. Bảo Ninh thành công nhất là gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn vô vọng, nỗi buồn không thể tự hiểu nổi tại sao lại như thế. Mình đã vì cái gì và sẽ được cái gì. Có câu hỏi và hình như cũng có sẵn câu trả lời "rất phù phiếm" chỉ người trong cuộc mới nhận ra. Nhưng cuộc đời ngắn quá nên đành câm nín và biết vậy.

      Xóa