Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

24/07/12

HAI SỌT



             Cô bạn khoe chơi thân với con cả nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Thường nhắc đến cậu ấy. Còn khoe nhà mình có nhiều sách của Ông Thiệp. Chẳng ngưỡng mộ chuyện nhiều sách. Mấy quyển gần đây của ông đọc chán bỏ mẹ, đại loại như Tiểu Long Nữ , Vong bướm v.v… Thích ông thời “Tướng Về Hưu” thôi. Thế rồi đâu đó một Blog, chủ blog tự giới thiệu nàng là gái Cổ Nhuế. Thế là nghĩ việc tìm lại một chuyện, mình đã viết gọi là một bài thì đúng hơn, có liên quan đến mấy người quen, chẳng nhớ rõ lắm mình đã viết những gì nhưng đại thể thế này xin ghi lại. Có ý tặng hai bạn blog,  thế nhưng nghĩ lại! Giờ văn minh rồi, vào Vê kép tê ô rồi, viết về món này e còn mất vệ sinh, ai lại đi tặng… bao giờ!Thôi rút lại ý định tặng dại dột này.
                Đọc CHUYỆN BÁC MÓNG của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Câu chuyện nói về chợ cứt! Chỗ nào cũng cứt! Đọc xong nhớ cái ngày tuổi trẻ, sống ở  kinh kỳ văn hiến.
                  Ngày ấy xã hội bao cấp cái gì cũng thiếu thốn. Trong đó có cái vừa quý vừa hiếm đó là cứt. Bấy giờ cứt khó kiếm lắm. Không phải chỉ có cái chợ cứt, mới bán món đặc sản ấy, mà nơi nào cũng bán được. Đi cứt trở thành một nghề. Cái nghề mà Hà Nội gọi là dân “Hai sọt”. Tức là có hai cái sọt gá chắc chắn vào hai bên xe đạp. Trong sọt có lót ni lông. Dùng hai cái sọt đựng phân kiếm được, mà là phân tươi(Cứt người ấy) ngày ấy gọi là phân bắc.
                  Đồ nghề còn có thêm một dụng cụ như một cái nón được gò bằng tôn. Tra vào cái cán tre dài. Dụng cụ này để múc cứt (Chẳng biết từ chuyên môn gọi cái này là cái gì?) Có lần đang đọc câu khẩu hiệu gì đó trong hố xí công cộng của cơ quan.
                  “Phải ỉa đúng lỗ - Vứt giấy xuống hố”.
  Có chỗ còn làm thơ nữa, các bức tường vôi trắng dễ viết lắm, mà  đâu cũng có chữ, người nhà mình hiếu học mà lại.
                 “Phải ỉa đúng lỗ mới tài
             Nếu ỉa ra ngoài kỹ thuật còn non”
   Hiệp vần như thế tài tình đấy chứ! Mẹ kiếp còn đang ngồi, vừa thả xuống một cục thì thấy Rẹt….. Rẹt…..Nhìn xuống  một cái sào dài và ai đó đang múc...hi.hi...
            Ngày ấy cả nước đói ăn! Không có ăn thì lấy gì mà ỉa, nên phân hiếm. Dân hai sọt hay xảy ra xô sát đánh nhau, tranh dành thị trường...
           Vùng Từ Liêm trồng rau xanh, để cung cấp cho nội thành. Cổ Nhuế là một trong những địa phương nổi tiếng rau ngon. Mà cái chợ Phân của ông Thiệp là ở  Cổ Nhuế đấy. Có lao động là có sáng tạo, trong kho tàng văn hiến của Hà Thành có câu ca dao ai đã nghe là nhớ không quên:
                     “Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
                      Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương!”
      Nó từ câu khẩu hiệu của những năm 60, 70 của tk 20. Câu này cả miền bắc đâu đâu cũng có. Ở các bảng tin nơi ngã ba đường, ở trên những bức tường của nhà dân , ở sân kho hợp tác xã,
                        “Ra đi giữ trọn lời thề
                      Đánh xong giặc mỹ mới về quê hương
             Sau 1975 đánh mỹ xong rồi. Nhân dân Thủ Đô cùng cả nước lại coi nông nghiệp là mặt trận mới. Thấy bỏ qua một câu thơ quý thì tiếc, nên giữ lại, chế biến nó thành “Cổ Nhuế ca dao”. Ngày ấy chế các bài hát và chế ca dao giỏi lắm ……..!
             Ở  ta mọi người đều  con rồng cháu tiên, việc lấy phân, làm phân đã có từ xa xưa, thời Lê (TK15) vua Lê Thánh Tông đã ban đôi câu đối để treo ngày tết cho một người làm nghề lấy phân:
              "Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
                Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm."
Tạm dịch như sau:
                 Khoác một manh áo, chăm chỉ làm việc khó trong thế gian
                 Cầu ba thước kiếm, tận thu lòng dạ của thiên hạ
 Xưa nay người ta kiêng viết về cứt, sợ bẩn.
             Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một người đầy một bụng chữ. Nổi tiếng lịch sự và chừng mực. Bè bạn và những ai đã biết ông, đều rất kính trọng, vậy mà ông viết về cứt  cứ ngon ơ...!

10 nhận xét:

  1. Nặc danh5/3/13

    Đọc mà khiếp quá Sỏi ạ,bỏ cả cơm đấy

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh5/3/13

    Khiếp cái gì, có gì mà khiếp cứ làm như mình không bài tiết ý !
    Hè Hè he! Chắc phải dùng phở thay cơm à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh6/3/13

      Ngày trước còn đang đi học ở trong kí túc xá ăn cơm chung với cả phòng chúng nó hay kể chuyện bậy trong bữa ăn,ghê quá toàn bỏ cơm,cái thời đói khổ ấy gặp toàn tụi bạn cà trớn nó thấy mình bỏ ăn chúng nó khoái cứ nhè bữa ăn nó nói bậy để mình bỏ ăn chúng ăn luôn phần mình.nghĩ lại thấy mình dại nhưng không thể nào làm khác .bây giờ chắc ăn phở nhỉ?

      Xóa
    2. Nặc danh6/3/13

      Ừ giờ thì ăn phở ! không ăn là đói lắm, nên khi nào kinh thì thôi, nhưng đói thì phở nha!

      Xóa
  3. Khoe? Lại còn khoe nhiều sách? Bạn thế mà Sỏi cũng chơi? Hay Sỏi nhầm? Kể mà gọi là khoe?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh28/3/13

      Đấy là Ong tự nhận đấy nha! đừng có mà vơ vào , có vơ thì vơ luôn cả tác giả này đi nha! hè hè hè ! thích thế viết quanh tý mà cũng đụng chạm ha!

      Xóa
    2. Mà chơi với thằng con,nó đáng yêu dù bụng chả đầy chữ ,Lão lắm lúc kinh thật.Ý tứ rõ thế mà,bài này đăng lại mất hết com cũ Lão nhỉ?
      Phượt Nha Trang đê!

      Xóa
    3. Phượt nha Trang ư! niềm mơ ước bấy nay ong ơi , bao giờ mới biết ngao du, Sơn thủy vẫn hữu tình mà anh thì không vô cảm.Thèm đi lắm muốn bay lượn như Ong lắm lắm! Ôi Miền Nam trong trái tim tôi!

      Xóa
  4. Lão! Nha trang là có nguyên nhân, nhà iêm chả vô duyên mà rủ.
    Lão biét hết mọi chỗ nhưng đoạn này có iem đi cùng có địa chỉ thích đến. Giỏi vờ lắm nhưng con là con biết ngay ông nội ợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiểu rồi Ong ạ ! Có nguyên nhân cả mà! Đã bảo Hà Nội là trái tim của tổ cuốc còn Miền nam trong dạ dày tôi mà !

      Xóa