Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

20/09/12

TƯ CÁCH MÕ



PHẦN 2

              Xét trong lịch sử tổ tiên, thì thấy nói như thế vẫn còn chưa đủ, chưa xứng ấy chứ. Nòi giống lạc hồng, tổ tiên là  Lạc Long Quân. Nói vậy nghĩa là  ông ấy đích thị một con rồng , sống ở dưới nước. Làm đóe gì có rồng, gọi mẹ nó là thuỷ quái. Đấy truyền thuyết mà phét lác đến vậy!  Chưa hết, chẳng biết là có ý khoe người việt có cái dương cụ hoành tráng, hay là thế nào, Cụ làm một phát đẻ trăm con (là bấy giờ chưa có Minh Mạng thang). Sau cái vụ scandal này là cuộc chia con, chia của và ly hôn đầu tiên trong lịch sử. Tổ tiên ta bắt đầu như thế , để lại sau này cho con cháu ngàn đời một tương lai ảm đạm và một nguồn gien phét lác di chuyền, hơn cả bền vững. 
            Bây giờ học văn có những bài văn mẫu (Cô giáo bảo đã là văn mẫu thì chép y nguyên) Đại loại : “Em sinh ra trên đất nước có bốn ngàn năm lịch sử, nơi ấy cũng là cái nôi sinh ra những Lang Liêu nhân hậu, hiếu thảo. Chàng Thánh gióng ranh con 3 tuổi đã biết đua ngựa với giặc Ân. Bảo sao bây giờ lớp trẻ cứ đêm buông lại đua xe mù trời, Thánh Gióng anh hùng dân tộc khi vắt mũi chưa sạch, làm sao so nổi với các đàn anh là anh hùng xa lộ ngày nay. Còn Thạch Sanh chàng tiều phu hiền lành, có niêu cơm vạn năng , đãi giặc . Bẻ cành cây làm cung bắn chết đại bàng, chém trăn tinh. Ôi dào cái giọng điệu  anh hùng cứu mỹ nhân. Nhưng anh Thạch Sanh cũng thuộc loại đần độn (Bây giờ tiếng lóng nó gọi là chuối) Để Lý Thông nó lừa,  hết lần này đến lần khác. Còn cái ông Lang Liêu “Trời tròn đất vuông” nhân hậu và hiếu thảo.  may mà chỉ dùng cái sản phẩm nhạt phèo, lợm lợm của ông trong vài ngày tết đã chán chết mi.ẹ đi được. 
            Gần đây còn dở trò chọn quốc hoa ,  quốc phục. Bàn bạc mà chống bọn nội xâm tham nhũng , chống lạm phát , suy thoái , lo mà xoá đói giảm nghèo , lo với sự xâm lấn của giặc Tàu thì đóe lo lại đi lo cái trò dị hợm, tởm lợm như cơm nguội rơi trong bể nước ăn vậy. Hình ảnh những ông đàn ông (Không phải những ông đàn bà) mặc áo the quần lụa , đầu đội khăn xếp. Mà tiêu bản mẫu  cho hình ảnh này là các văn nhân Lưu Bình , Dương Lễ. Ưỡn ẹo vừa đi vừa đánh võng , phe phảy quạt nan. Trông loại này có cảm giác sau bộ áo quần ấy là hình thể của những Thái giám. Cái khăn xếp màu đen,  như một đống cứt trâu trên đầu. Chẳng còn tý nào là khí phách đàn ông cả.  
             Trong cuộc họp báo mới đây, Bộ VHTT&DL khẳng định sẽ không có một văn bản nào "phong" một loài hoa nào thành quốc hoa. Quốc hoa sẽ do người dân bầu chọn và tôn vinh.
              Tuy nhiên ngẫm lại thì thấy cuộc bầu chọn quốc hoa không hoàn toàn chỉ tốn kém và hình thức, nó có những ảnh hưởng tích cực đáng kể đến không ngờ.
             Bất cứ một ai hãy thử dừng lại suy nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước, về lịch sử và văn hóa truyền thống dân tộc để từ đó ngẫm nghĩ cho loài hoa đại diện cho phù hợp.
Nào là sen hồng, bông lúa, mai, đào... chỉ thấy cái sự tán dương quen thuộc, những người tán dương bằng mấy chữ đã mòn vẹt ấy,  bất ngờ và bật cười khi có ý kiến cho rằng hoa xấu hổ là xứng đáng, một số lượng không nhỏ ủng hộ hoa xấu hổ. Cười đấy rồi đau lòng đấy, càng ngẫm, càng ngẫm càng ưu tư!
              Đề xuất đó, cho dù chỉ mang tính trào phúng, những tích cực. Nó làm rung lên dây thần kinh xấu hổ của người Việt. Còn xấu hổ thì còn lòng tự trọng và còn biết sửa sai, biết nhìn thẳng vào sự thật, biết học hỏi và phấn đấu cho tiến bộ.
Bạn hoặc tôi tôn trọng khi người ta chọn hoa sen, mai, đào. Mọi người đừng ai lên án việc lựa chọn hoa xấu hổ. thực ra có khác gì suy nghĩ là hoa hồng háu ăn và hoa đồng tiền thực dụng. Nếu các bạn tôn vinh hoa sen, hoa mai, hoa đào... hãy sống cho đẹp như loài hoa mà bạn hướng tới.
              Tôi đồng tình và chọn hoa xấu hổ bởi vì trong lúc này, mỗi con người và cả xã hội cần phải nhìn lại mình với cái nhìn phê phán, để tự sửa mình, tự gột rửa mình, đẩy lùi những thói hư, tật xấu làm cuộc sống bị ô nhiễm, làm méo mó nhân cách con người...
               Biết xấu hổ là bước khởi đầu để ta trở về với cái đẹp và cái thiện, cũng như bông hoa xấu hổ trở nên đẹp hơn ở sắc tím phơn phớt như sự tím mong manh, với hai hàng lá e ấp, dịu dàng.                   Ngày bé đi học mỏi mồm ca ngợi cô Tấm thảo hiền , vì cô giáo dạy thế . Khi mà cô dạy sau bao kiếp long đong, lận đận rồi lại hoàn lương . Khi tột đỉnh về quyền lực,  đội trên đầu vương miện hoàng hậu, Tấm giội nước sôi vào người em gái ruột cho em chết tươi, chết vậy gọi là chết không kịp ngáp. Dùng xác  em  thái ra từng mảnh để làm mắm, gửi cho người mẹ kế làm thức ăn . Hành động ấy mà sao vẫn bắt phải nói là cô Tấm thảo hiền nhỉ. Một câu chuyện ngu ngốc , giáo dục cho những đứa trẻ còn chưa biết chữ nhưng đã biết hằn học, biết trả thù trọn gói, biết dã man rồi, kinh tởm, lạnh gáy, rùng mình.
            Vậy đấy cứ trướng hơi lộn ruột như thế, chịu thế đóe  nào được mà không nói tục! 
            Còn đầy rẫy chuyện méo mó đểu giả, được bọn nhà văn một mùa, viết theo cái lý luận một thời  "tính giai cấp" mà thẳng tưng là viết theo ý của lãnh đạo, nặn ra, són ra những nhân vật hùng tráng kiểu như Em cave Tràng An  có tên đầy đủ là Dương Vân Nga một người phụ nữ độc ác , lăng loàn , đĩ bợm đểu Giả số một của lịch sử. Dưới ngòi bút hợm hĩnh của mấy thằng mới hôm trước còn ăn liên hoan tổ cày ở quê, học cấp hai taị chức, qua vài năm ở rừng bỗng đột ngột thành nhà văn, nhà viết kịch. Nổi tiếng bỏ mi.ạ, thế là một Bớp gia  đàng hoàng thành vị anh hùng dân tộc.  Chưa nói đến chuyện cái Ông lý Công Uẩn cướp ngôi nhà Tiền Lê rồi dựng chuyện cho là Lê Long Đĩnh Vô dụng.
           Làm vua bốn năm thì 5 lần trực tiếp cầm quân đánh giặc, hơn 20 tuổi bị bệnh trĩ và treo cho cái hàm Ngọa triều. Một người khỏe mạnh mà bốn năm có tới 5 lần vào sinh ra tử còn mệt , liệu cái Ngọa triều đúng chăng?      
            Đâu mới là đích thực của lịch sử. Nói đến lịch sử thì phải ghi lại đúng cái sự thật tục tĩu của nó, và dạy đúng lịch sử thì chắc không có cả ngàn điểm không của môn sử trong kỳ thi đại học 2011vừa qua. Nói tục là những điều khi mình nói ra thì sẽ làm dơ bẩn miệng mình trước. Thực ra trong cõi nhân gian, kể ráo từ đông sang tây, ai ai cũng hiểu đúng như vậy. Mà ai cũng vẫn cứ chửi thề, vẫn cứ văng tục.
           Văn chương Việt từ xửa xừa xưa … đã thấy chửi thề, nói tục. Cho dù xã hội nho giáo có kiêng khem cấm kỵ . Thì bà Hồ Xuân Hương là chúa văng tục , Ông Cao Bá Quát là thánh chửi thề. Ông Tú Xương, Ông Nguyễn Thiện Kế nữa chứ họ là những bậc thày đưa chửi thề, chửi tục vào thơ. Chưa nói đến trạng quỳnh rất văn vẻ. Mà dù có thế nào chăng nữa, viết tục bao nhiêu cũng vẫn là quyền cá nhân . Nhất là thời đại nhiễu nhương, cuộc sống ngột ngạt, bức xúc thì ở chừng mực nào đó, nó có tác dụng như là việc xả "xì choét" vậy. 
           Xưa nay hễ nói đến nói tục hay chửi mắng gì đó, cứ nghĩ đến những nặng nề là vô văn hoá, sẽ là phiến diện nếu nghĩ như vậy. Thật ra chửi mắng, có thể là văng tục cũng là một thứ văn hoá,  thậm chí còn là một thứ văn hoá đặc sắc. Tính cách và bản sắc của từng địa phương được ngấm vào máu thịt của từng người, nó còn làm nên tính cách con người, mà nó lại được thể hiện một phần thông qua chửi tục.
           Các nhà văn không thể có được những tác phẩm hay, nếu không biết hấp thụ nền văn hoá chửi mắng, thề thốt của dân tộc mình. Của quê hương mình. Chỉ vì chửi thề văng tục vốn dĩ là một phần tất yếu của cuộc sống. Nếu  nghĩ nói tục nó hay thì nó sẽ hay.  Nhiều khi lòng tự trọng gì đó bị tổn thương, nằm không ngủ, đến bữa không muốn ăn,  mà chẳng có cách gì cho vơi nhẹ đành nhờ chút men say để văng ra , sổ ra tung toé, cứ như cái cách trút được mọi bực tức trong gan trong ruột.
            Mà  kỳ thực lòai người ai mà không biết nói tục , đàn ông nói tục đàn bà cũng nói tục, người già nói tục trẻ con cũng nói tục . Làm sao mà lại có một xã hội không có người nói tục, nói bậy và chửi thề. Làm thế nào để mỗi con người không nói bậy. Khó lắm! Giảm đi may ra thì còn được.
           Thế giới đang trong cơn suy thoái toàn diện,  lạm phát kinh tế tăng cao, nói tục cũng lạm phát kinh hoàng, Cứ cái đà này nay mai chẳng còn chiến tranh cổ điển nữa, bom đạn ế thừa, chẳng biết dùng vào đâu, các Cuốc gia chỉ cần chửi nhau, cho nhau ăn bẩn uống thỉu, chỉ thế thôi mà sinh bệnh sinh tật, cũng chết hết mị.a nó rồi.      
            Trộm đoán mò trước nay,  rất nhiều người là anh hùng quân đội, anh hùng lao động, thật ra những người này trước khi phong tặng danh hiệu cho họ thì phải tặng cho họ một kỷ niệm chương về chửi thề và nói tục. Quá khủng khiếp. Thời nay là giai đoạn cam go của thời làm giầu bằng mọi cách, các vị đại diện cho những doanh nghiệp, đại diện cho cá nhân được tặng danh hiệu (quá ư là cao quý) Anh hùng thời kỳ đổi mới, bảo đảm các vị anh hùng này là các vận động viên xuất sắc của chửi thề và văng tục. Chỉ vì những câu nói dùng khi chửi thề hay văng tục  là đứng trước một tình thế cam go, căng thẳng thần kinh, một hoàn cảnh bất ngờ và bức xúc,  chứ bình thường thì khó nói lắm, chẳng mấy khi nói được những câu  những chữ gợi sự thiêng liêng, nhắc đến của quý,  nó chính  là những danh từ, lại vừa là tính từ và cả động từ nữa.                
          Cũng đành thú nhận những thằng kém chữ thường nói bậy quen mồm, mình cũng thế thôi! Câu này không bao hàm các giáo sư trong đó. Không nhớ là đã đọc ở đâu, trên một diễn đàn nào đó có câu chuyện GS sử học Trần Quốc Vượng có kể một câu chuyện về GS Tôn Thất Tùng, giáo sư y khoa hàng đầu của việt nam. Khi ông được ban thi đua khen thưởng của chính phủ xét và đề nghị nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lao động. Hồ sơ của ông bị loại chỉ vì ông hay chửi thề, đã thành như một thói quen, một cái tật, mỗi khi đối mặt với tình huống căng thẳng trong phòng mổ. Lý do này được báo cáo với chủ tịch nước , Bác Hồ đã trực tiếp khuyên mọi người nên thông cảm với GS luôn tâm huyết với nghề
 và trước sinh mạng con người, ở những thời điểm ngặt ngèo. 
           Viết về thói quen nói tục. Mà nhất lại viết tục nữa thì bao giờ mới hết, xem chừng "đóe" đủ mực mà viết, thôi thì ai bảo mình tục thì tục, ai bảo thanh thì thanh. Tục mới là mình còn nếu thanh thành mẹ nó thằng khác rồi.    
          Anh không biết nói tục nha, nên những chữ tục viết sai chính tả cả đấy. Cho dù anh có trong máu gien di truyền nói tục, anh cũng quyết không tục.

10 nhận xét:

  1. Năm ngoái, em ra Bắc (Hải Phòng) tham gia một lớp học ngắn hạn, 3 tháng. Em đã thật sự ... ngỡ ngàng vì có rất rất nhiều người ra vẻ kiểu ta đây sống ở Hà Nội, người Hà Nội, sống ở phố này, phố kia, làm việc ở Bộ ABC, Sở XYZ mà mở miệng ra nói chuyện (kể cả với phụ nữ) thì cứ hay dùng từ "lóng" trên. Có anh, làm TP một Bộ nọ nhưng trong một câu nói thôi mà cái từ lóng ấy được dùng đi dùng lại nhiều lần. Còn nhiều chị trông xinh đẹp, model là thế nhưng sao cứ hay mở miệng ra là nói kiểu:"Mày điên à? Mày hâm à" (dẫu có khi chỉ là nói đùa nhưng cái cách biểu lộ của họ làm em ... sợ), rồi trong cuộc chuyện trò cũng dùng từ ấy rất vô tư.

    Tháng 3 vừa rồi,em ra Hà Nội vài ngày. Vì thích lang thang ngắm phố phường Hà Nội và hưởng khí trời Hà Nội vào buổi sáng,trong tiết Xuân. Em đã dậy sớm, tản bộ qua vài phố và đã rất ngỡ ngàng khi thấy các cô (mua ve chai) ngang nhiên ngồi "xả nước" ngay góc ngã ba luôn. Rồi trong các câu chuyện của các bà hàng quán, một số người ăn ở quán, họ dùng những ngôn từ mà em nghe thấy "choáng" quá chừng.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh28/12/12

    CẢM ƠN C NGỌC ĐÃ ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ VỚI SỎI, NHIỀU NGƯỜI BẢO SỎI VIẾT VẬY LÀ HỒ ĐỒ LÀ NÓI XẤU HỌ , SỎI THẤY NÓI VẬY CÒN VĂN MINH CHÁN HỌ CÒN LỖ MÃNG ĐẾN ĐÁNG SỢ HƠN NHIỀU.
    cẢM ƠN EM NHIỀU!

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh29/12/12

    Sỏi à,cái sự nói tục nó ăn sâu vào trong người rồi khó cải lắm.KH rất sợ khi phải nghe những từ ngữ đó,mà hình như nó ở khắp nơi.ở trong mọi tầng lớp nhất là lớp phú ông ngày nay nghe thấy choáng luôn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh29/12/12

      Chính xác! Khahan nói rất đúng , có những lớp người họ tự làm được một chút , cũng chỉ là để nuôi sóng họ thôi nhưng người ta lại tưởng là lớn lắm rồi và tự cho mình đứng trên cao nhìn xuống và tự do để tụ tung tự tác trong đó có nói năng tùy tiện nghe đến ghê người!

      Xóa
  4. Có vài trường hợp nhà Ong cũng văng: bực đếu chịu được- ví dụ thế,văng xong là hết bực,hết tức không dẫn đến điều gì to tát hơn- thí dụ chửi hay tát cái cho hả...hì..... Mõ ơi!
    Nữa: Nhà Sỏi viết tốt( tốt nha hông nói hay , dở ...như mọi khi) đếu chịu được.
    Khi nào phượt kinh kỳ đem cho bạn Ong một gốc hoa xấu hổ nha, cái màu tím phớt ấy thật đẹp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì Ong mến thân!
      Trong một số trường hợp, nói tục trong một văn cảnh bức xúc hiệu quả rất cao, vì nó nhấn được cái ý muốn nhấn. Trường hợp ấy là nói tục bác học ! Nói tục không phải là người vô học mà người không hiểu được nghĩa của câu nói mới là vô học! Ai dám nói GS, TS, Viện sỹ Tôn Thất Tùng là vô học. Ông vẫn nói tục vô tư.
      Khi có cơ hội phượt kinh kỳ tớ chắc chắn sẽ đến Nghi Tàm cuối Nghi tàm sẽ là đầu đường Thanh Niên. tớ biết nơi ấy có những gì!
      Hoa xấu hổ là của tớ ai tặng tớ cũng nhận nhưng bảo tớ tặng thì tớ không tặng hoa ấy đâo, thay bằng hoa hồng nha!
      Quý Ong!

      Xóa
    2. Đem vài gốc cho em trồng chứ em ngu gì mà nhận mới chả tặng.
      Các sợi tham em huỷ lâu rồi, vài sợi si níu em rất khẽ. Chỉ đào phai cánh mỏng em thèm ,mọi thứ khác lướt qua nửa mắt, hì.....

      Xóa
    3. Hoa xấu hổ ai lại đi trồng nó bao giờ, Nhà tớ chỉ có phong lan thôi, tớ nhạo đời nên đề cập hoa xấu hổ vậy mà . Cậu có nài nỉ tớ cũng chẳng cho cái loại quốc hoa ý!
      Mà sao ong không khoái đào Nhật Tân à! Ừ mà thích đào phai cũng đúng tớ cũng thích đào ấy. Được cành Sơn La thì tuyệt!

      Xóa
    4. Thực ra Ong thích màu của hoa xấu hổ thật bạn ạ, Ong toàn chọn một lại hoa tím....to hơn hoa xấu hổ và ko đẹp bằng bán khá nhiều để mỗi lần gặp bạn bè thì làm mấy bó gói thật mộc tặng các gái, các chị vui lắm vì có giai nào nhớ việc sến ấy đâu, iem hay đi ngược thời đại mừ Bác.
      Lúc còn khí phách ( hé hé) em còn sưu tầm và hưởng thụ đào rừng theo cánh diễn viên ngầu mà xinh sát Tết lên Sa pa tự vào rừng săn đào như ý kia- khiếp cái thú vui ấy thế và mong Tết tới lấy lại phong độ hưởng điều này.
      Hình như mấy hôm nay em ngộ độc gì ấy lắm lời rồi đeo dính bên này ....hay là- bỏ mịa!!!!!!!!

      Xóa
    5. Há há há! Thích quá, tớ chỉ thích bạn Ong cứ ngộ độc nắm mãi bên này, tớ có bạn trò chuyện cho phê.
      Thì ra Ong cũng là tín đồ của anh đào mốc à! Ngày tết hay nói là ta ăn tết, đầu vị là cành đào vừa có không khí xuân, lại tri ân tiên tổ. Thế là ta có thêm bạn chim hoa nữa rồi ha ha ha!

      Xóa