Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

22/09/12

TƯ CÁCH MÕ



PHẦN 3

                 Anh chơi vài trang web cải bẹ, mỗi lần comment cứ  đệm vài phát mới sướng, mà ngày còn trẻ  sống ở làng, cả làng nói tục chửi thề cứ ngọt, đi không vướng vấp gì, lớn lên đi  theo tiếng gọi của bát cơm nguội và manh áo rách. Bàn chân chai sạn vì chuyên đi vã, đi bộ nên cứ thế mà dẫm đạp khắp nơi,  khắp chốn, sang có, hèn có vẫn giữ đất lề quê thói.      

            Này nhé! Có một chuyện, gọi là  hồi môn của quê hương, bao nhiêu tháng ngày giấu kỹ nay khoe,  ngày đất nước nghèo đói, con người còn sống dựa vào tự nhiên, khoẻ mạnh hay bệnh tật cũng là do giời đất, các cô gái  quê có chị ngủ cứ chảy dãi. Thậm trí còn nghiến răng kèn kẹt nghe ghê hết cả người. Chuyện này tuy riêng tư nhưng đi làm hợp tác, họ trò chuyện thở vắn than dài với nhau. Một chị trong nhóm phổ biến cách chữa mẹo bệnh nghiến răng, mà có khi là chữa theo Đông y đấy chứ.
         "Cứ về tìm luộc cả cái buồi lợn ăn hết thì sẽ khỏi"  Con gái thì làm sao kiếm được cái ấy. Xấu hổ chết đi được. Chị nhờ mình đi mua giúp chị. Mình thương chị quá, không chỉ giúp  mà còn biết giữ mồm, giữ miệng, đến giờ hai chị em cuộc đời đã quá bán (Hôm nào về quê hỏi chị xem ngày ấy chị ăn “cái ấy” như thế nào, có khỏi thật không) Mà chị một thời gian dài công tác ở hội phụ nữ xã, một ngày  thấy chị mang về nhà những tấm áp phich, chị bảo cấp trên phát cho mà chưa biết dán vào đâu.  Mình mở ra xem thấy có câu thơ tuyên truyền cho việc kế hoạch hoá gia đình : “ Trai khôn lấy vợ đặt vòng – Gái đảm lấy chồng thắt ống dẫn tinh”.Nghe ngu đóe chịu được!
         Chị mồ côi cha từ nhỏ,  bà mẹ ở vậy nuôi con. Giời ạ !  Bà có khuôn mặt rất đẹp , dáng cao, thanh thoát. Thế mà bà chửi ngoa nhất làng, mất con gà thì chửi thông tầm cả ngày luôn, với cách chửi như đọc thơ, có vần, có điệu, có cấu trúc rất chặt chẽ. Mà chửi rất tục nhé, chửi hết giờ này đến giờ khác, hết ngày này đến ngày khác. Bọn trẻ như mình cứ lắng tai nghe mà học, và khen sao chửi giỏi thế chứ.
"Làng trên xóm dưới
Bên sau bên trước 
Bên ngược bên xuôi
Con gà mái tôi nuôi
Khổ thân con gà xám
Nó sắp nhảy ổ
Nó lạc ban sáng
Mà thằng nào con nào
Đứa ở gần mà qua
Đứa ở xa mà lại
Nó dang tay mặt
Nó đặt tay trái
Nó bắt mất của tôi
Thì buông - tha - thả - bỏ nó ra
Không thì tôi chửi cha cho! 
Chém cha đứa nào bắt gà nhà bà!
Chiều hôm qua
Bà cho nó ăn nó hãy còn
Sáng hôm nay con gà
Bà gọi nó nó hãy còn
Mà bây giờ nó đã bị bắt mất
Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày
Thì buông - tha - thả - bỏ nó ra
Cho nó về nhà bà
Nhược bằng mày chấp chiếm
Thì bà đào mả  tam tứ đại nhà mày
Bà khai quật cả  ngũ đại
Lục đại nhà mày lên!
.......................................
           Có thể gọi cái kiểu chửi tục thế này là văn hoá chứ, là đặc sản đấy chứ. Chỉ tiếc giờ cụ đã hoá người thiên cổ, chứ mà chưa, thì về bắt trộm con gà của cụ cho cụ chửi mà ghi âm lại thì hay quá. 
          Ngày ở Nghệ An con gái xứ Nghệ hò đối đáp rất tuyệt, Một hôm đang hành quân qua huyện Đô lương, nơi con sông Lam xanh mát. Hành quân cả ngày khá mệt đơn vị cho tạm nghỉ ít phút, Một thằng nhìn thấy các cô gái đang khom lưng trên cánh đồng,  nó bảo tao thuộc câu hát ghẹo, để tao hò trêu mấy em cho vui:  “Hò ơ …ơ hò …Mấy em tội vạ vì …ớ .. .đâu – Mà em ..ớ …ơ…cứ chổng… là chổng phao câu… ớ… lên trời …!  Cha mẹ ơi bọn gái quỷ sứ này tưởng chừng như chúng chỉ đợi có vậy là nhao nhao, một em nổi giọng sang sảng : “Hò …ơ… ớ… ơ … Này anh bộ đội bên .. ớ… tê – Ngày nào em cũng ơ … ớ …ơ…phơi mề ra ri – Bây chừ nông vụ …ớ…ơ… chí kỳ - Em mà nỏ chổng thì lấy gì… chứ… lấy gì… ơ…ơ…anh xơi ơ..ớ… hò..ò..ò….!
          Nói thật được nghe những câu hò bên bờ sông, trong cái văn cảnh như thế , là những câu tục đấy, nhưng ai mà chẳng thấy sướng , ai mà chẳng tự nguyện cho những giai điệu tục tĩu kia cứ rót đầy tai mình.
          Thì ra có không ít tao nhân mặc khách luôn tự nhận mình là người thô lỗ để khát khao nghe những lời văng tục,  trong nghệ thuật văn chương.
         Nói tục và chửi tục được rất nhiều người bàn. Nếu văng tục trong một văn cảnh mà chính khí thanh thoát, chửi thề trong thâm ý có phần nhã nhặn thanh tao thì, những cái tục như thế bao giờ cũng siêu thoát, đạt đỉnh, tới tầm kiệt tác. Nhớ đến ông Vũ Trọng Phụng có những câu thoại rất tục, những  câu thề kinh điển như vậy. Chẳng biết Ông ấy ngoài đời có tục tĩu như mình không. 
          Rồi đến những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình. Đó là những tiếng chửi có tri thức, có tác động xã hội. Từ cách chửi của những bậc tiền bối, hãy suy nghĩ về cách chửi của giới trẻ thời hiện đại.
         Bây giờ có Nhà văn Nguyễn Quang Lập trên mỗi trang văn ông viết về tục cứ trơn tru. Mà nghe đâu ông cũng nói tục rất điêu luyện “Một ngày không nói tục xem ra nhạt mồm” nhất là có vài chén rượu,  một chút mồi ngon, vài ông bạn văn tâm đắc thì những câu chuyện tục tuôn như lũ ống mùa mưa.
          Mình sinh ra từ chỗ tục của mẹ mình(Thấy có nhiều người nơi sinh ở “rốn”, vì mổ để sinh) lớn lên trong tầm rủ bóng của cây đa làng, đi khắp đó đây chỗ nào cũng thấy người ta giống mình, tục tĩu y trang cái âm thanh mình đã nói.
           Đấy! mọi người thấy đấy! làm sao mà tôi có thể bỏ nói tục . Nó ngấm cả mấy chục cái chiều sâu, sâu tận gan tận ruột rồi còn đâu. Làm một chút con người cũng phải đủ thất tình (Hỉ - nộ - ái -ố…)Từ ông bình dân cho đến thằng cao quý.
           Có thể dùng chửi thề để ném vào những cảnh đời trướng tai gai mắt. Dùng chửi thề để đem lại sự công bằng, chí ít cũng là sự công bằng về tâm lý. Chửi thề , văng tục  đúng lúc đúng chỗ không có cảm giác mất lịch sự. 
           Cái phần văn hoá phi vật thể này cùng con người tồn tại và phát triển. Có nghĩa là nó không thể thiếu trong đời sống. Chắc là trong ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào trên trái đất này, đều có cách thể hiện về văng tục và chửi thề, na ná như nhau. Đó là việc dùng những ngôi vị thiêng liêng trong đời sống, trong xã hội để chửi thề và dùng những bộ phận nhạy cảm của cơ thể đẻ tạo hình ngôn ngữ. mà ta gọi là văng tục.  
             Mấy thằng giỏi giang hơn mình, chúng nó khéo ăn khéo nói, thì nó dạy mình thế này, chửi thề, văng tục không bao giờ được dùng trong không khí và những câu chuyện trang nghiêm, không được dùng khi kẻ dưới nói với người trên, hoặc trong các nghi lễ thiêng liêng quan trọng. Ngay từ ngàn xưa, thời tám hoánh  người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách, đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay,  cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày  là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.
                        

2 nhận xét:

  1. Ba cái TƯ CÁCH MÕ nhỉ!
    Thảo nào Người này đã từng NHẬN ĐỊNH nhà văn Nguyễn huy Thiệp.
    Khẩu khí, ý tứ,câu chữ....bạn Songte ơi! Bạn là ai thía? Bạn Ong đã có lúc vuốt râu hùm lại nghĩ nắm rơm nếp đến thơm,hì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Ong yêu quý ạ! Bạn đã không nhầm đâu. Bạn đã cầm nắm rơm mà lại nghĩ vuốt râu hùm. Râu tớ đấy đúng là nắm rơm câu nàu tớ thích ! hihihi!

      Xóa