Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

08/01/15

TRÀNG AN


          Tớ bảo đi chơi Tràng an,  dạo mấy lần rồi cóc đi được. Năm 2014 mấy cha Unesco thày bói xem voi, "nhẽ bọn mù" công nhận mẹ nó mấy cái núi đá bằng mấy cái non bộ,  móc được vài cái hang chuột còn mới tinh. Những thứ ấy là di sản thế giới mới đểu chứ. Rồi nay mai theo truyền thống địa phương nó nghiền tất tật di sản thành vật liệu xây dựng hết cho coi. Hai khu đại công nghiệp xi măng đang khai thác đá trong khu quần thể đấy.
          Ơ! vậy mà tớ đã vác mặt về quê nó vài lần rồi. Lâu không về, khéo quên mẹ nó mùi thịt dê. Đem cái thèm này nói cho thằng "chó" bạn, quê ở ngay chân cái chiền có mấy ông bụt to nhất Đông Nam Á. Rủ nó đi là ở cái chỗ bản xứ ăn gì, chơi gì… Nó cũng thường về quê luôn vì còn mẹ già và bố dại(mới tai biến) nó nói:
  -          Đi ăn cứt à!
            -   Đi ăn thịt dê chứ! Vậy quê mày cứt ăn được à, mọi người vẫn ăn cứt sao? 
          Ơ ! thằng này hỏi khôn. Đúng! Nhưng là  cứt giả. Dồi lợn, dồi chó thì là cứt giả còn gì. Chuyện xưa còn đấy! Cha con Vua Đinh vì tiết canh lòng lợn mà chết đấy. Mà tao nói thật; dồi chó quê tao ăn vào sướng nửa đời người có chết cũng đáng.
           -   Tội của ông là chém gió, thôi ông để tôi yên! Quê ông làm đéo gì có chó, tôi thấy tất cả đều gọi là dê. Bố khỉ, chả biết đường nào mà lần.
           Một lần nữa lượn Tràng an.
           Đến đền thờ Tứ trụ thấy ghi (THỦ TƯỚNG) Nguyễn Bặc. Ơ!  Quái lạ làm gì có chức THỦ TƯỚNG thời nhà Đinh. Sao không gọi Ông là Định quốc công Nguyễn Bặc. Chính sử đều ghi Ông là thế cơ mà.
           Còn Đinh Điền xưa nay sử sách vẫn gọi ông là Ngoại giáp Đinh Điền. Sao đây lại ghi (ĐẠI TƯ ĐỒ).


           Chưa hết còn ngài Thượng thư Trịnh Tú sao lại đề là (THÁI SƯ).
Chỉ có Lưu Cơ là đề đúng với sử sách. Tứ trụ triều đình thời Đinh có 4 vị thì đã có 3 vị mới được thăng quan (Hay giáng chức) nhỉ?

           Kính thưa các nhà sử học! Các vị mù hết mẹ nó rồi, bảo sao trẻ giờ chán và ghét sử, do người lớn các vị chứ còn sao! Chẳng biết do nịnh bợ ai hay do bỏ tiền xây đền, đúc tượng thì phong chức, phong thánh  cho ai là gì cũng được.                Đã là lịch sử thì phải tôn trọng không được nói láo. Nói láo với lịch sử là tiêu diệt cả một nền văn hóa đấy! Ngày nay dưới ngòi bút của ba ông sử đểu cho rằng Thái Hậu Dương Vân Nga là anh hùng dân tộc chứ.
           Tớ chưa bao giờ thấy có một con phò, con bớp nào vượt nổi tầm của mụ. Thời phong kiến Dương Vân Nga không được thờ tự mãi đến thế kỷ 17 Người ta trùng tu đền Đinh, bấy giờ mới được người ta thắp cho nén hương, gọi là chiếu cố. Nhưng trên đất nước này có tới 134 nơi thờ Đinh Điền và Nguyễn Bặc. Các Ông hy sinh vì sự trung thành tuyệt đối với nhà Đinh. Theo sử liệu của viện Hán Nôm thì thế này :
  Rằm tháng 8 năm Kỷ Mão (979), sau một bữa tiệc lòng lợn, cha con Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn bị đầu độc và bị giết chết ở cung đình. Sự kiện bi thảm oan khốc này kéo dài ngàn năm lịch sử mà đến nay vẫn chưa được phán xét công bằng.
  Chính sử từng nói tới việc Đỗ Thích giết Vua chỉ bằng chuyện hão huyền “Đêm nằm trên cầu, thấy sao sa vào mồm, cho là điềm tốt mới manh tâm giết vua. Như vậy còn quá đơn giản. Đỗ Thích làm chức nhỏ, thế lực mỏng manh, nếu giết vua chỉ đem lại cái chết, còn kẻ khác tọa hưởng. “tứ trụ triều đình” đầy tài ba, đầy sự trung thành còn ngồi đấy làm sao một kẻ tầm thường như Đỗ Thích có thể giết được vua nếu không có một lực lượng mạnh hơn “tứ trụ” rất nhiều?
      Gia phả họ Đỗ ở Đại Đê, huyện Vụ Bản và sự tích đền Thảo Mã (tức đền Gạo ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm) có nói tới việc Đỗ Thích có công cõng Đinh Tiên Hoàng chạy trốn khi ông bị Nam Tấn Vương đuổi. Người cứu vua, lại thành kẻ giết vua thì quả là khó hiểu?
 Về sự cố Đỗ Thích, ông Mai Khắc Ứng trong tác phẩm “Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng”. Nxb Văn hóa Thông Tin, Hà Nội 1996, tr.33, 34 là:
“Những người viết sử xưa đơn giản hóa sự cố này:
 Chỉ bởi một giấc mơ hão huyền mà Đỗ Thích trở thành tên sát nhân.   
 Đằng sau Đỗ Thích còn ai không?
 Tại sao khi Lê Hoàn thế chân thì quân Tống lại can thiệp. Ở tr.57, 58 sách trên, ông Ứng còn nói: “Lê Hoàn giành được thế nhiếp chính đã cùng thuộc hạ mưu sự chiếm ngôi. Nếu không có công chống Tống vào năm Tân Tỵ (981) thì Lê Hoàn đã phạm tội bất trung và lịch sử vẫn giữ nguyên nghi án, đằng sau Đỗ Thích là ai? Gần đây chúng tôi đã được đọc văn bản Nôm Hoa Lư tự sự (Vân Sàng truyện)  văn bản này giáo sư Chương Thâu đọc trong hội nghị Khoa học về Định quốc công Nguyễn Bặc ở Ninh Bình,  xin nêu lại,  để  tham khảo suy xét nha:
Dương Thị Vân phản bội chồng
Từ lâu vốn đã tư thông Lê Hoàn
Đặt mưu hiểm lập chước gian
Đầu độc giết chết Tiên Hoàng cha con
Đỗ Thích tri nội hậu quan
Đi tuần về thấy tâm can hãi hùng
Nhẩy ngay lên mái điện rồng
Bụng đói miệng khát long đong ba ngày
Trời mua hứng nước dơ tay
Triều đình hô hoán lôi ngay xuống đình
Đổ cho tội thí Đinh Đinh
Để Lê gia xuất thánh minh trị vị.
            Sau khi những nhân vật kiệt xuất nhất của nhà Đinh như Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn bị hại thì thực quyền nhà Đinh có còn gì nữa đâu, ngoài việc một chiếc áo danh nghĩa. Mọi thứ đã được xếp đặt từ trước. Trước thế lực nắm quân quyền mạnh mẽ của quan Thập đạo, hỏi không trao áo có được không?
   Về khách quan là vậy, còn về chủ quan thì việc Dương Thị trao áo cho một người đã tư thông từ trước, trao áo, hy sinh chồng con để bản thân được tình mà vẫn giữ được cảnh sống phú quý kiêu sa.
“Nguy nga gói bạc cột đồng
Cung đài trang sức buông lòng sa hoang”
Như Đại Nam quốc sử diễn ca đã tả thì cái tự nguyện của bà ta không lạ. Tác phẩm Nôm Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn:
Nối sau Thiếu Đế thơ ngây
Lê Hoàn nhiếp chính từ rày dọc ngang
Tiếm xưng là phó quốc vương
Ra vào cùng ả họ Dương chung tình
Bặc, Điền vì nước liều mình
Trách sao Cự Lạng tán thành mưu gian.
            Việc làm đó của Dương Thị đã vấp phải sự phản ứng của nhiều người bấy giờ ngay đến dòng họ bà ta. Theo tác phẩm “Truyền thuyết Hoa Lư” của sở Văn hóa Thông tin Ninh Bình 1997, tr.102 có cho biết: “Hầu hết nội tộc họ Dương rời kinh đô Hoa Lư về Vân Lung và quyết định đổi họ Dương thành họ Giang để không công nhận Dương Vân Nga còn thuộc họ tộc nữa. Trước tình cảnh ấy hỏi rằng những bậc quang minh chính đại, đầy lòng trung thành với dân với nước, có ân sâu nghĩa nặng với cha con vua Đinh từ trước như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp làm sao không chống lại Lê Hoàn. Việc đánh Lê Hoàn của các ông là việc dấy nghĩa cần thiết.
           Đôi câu đối ở đền thờ Ngoại giáp Đinh Điền bên tháp mộ Đinh Điền thôn  Liêu Hạ, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình đã thể hiện điều đó, tỏ rõ việc làm chính đáng của ông ở hoàn cảnh ấy:
“Đầu khởi tự đam thiền, nộ mục Lê đình trung quán nhật.
Chinh Hoàn phi vị kỷ, thống tai Đinh xã tiết lăng sương”.
(Cắt tóc há mê thiền, mắt giận Lê gia nhòa ánh nhật;
Đánh Hoàn không phải vị kỷ, lòng đau Đinh nghiệp ngợp trời sương).
          Chứng tỏ, từ quốc sử của một vương triều hiển hách. Giới Nho sĩ và nhân dân đều khẳng định việc chống kẻ cường thần, hy sinh của Đinh Điền, Nguyễn Bặc là trung nghĩa, tiết liệt chính đáng. Nổi bật nhất trong trung nghĩa của hai ông là “trung quân”.
            Câu đối ở đình Ba Dân ca ngợi Nguyễn Bặc là “ái quốc trung quân”. Hẳn Đinh Điền, người không thể tách khỏi Nguyễn Bặc cũng vậy. Tác giả đặt chữ “ái quốc” lên trên chữ “trung quân”:
  “Duy nhất tâm ái quốc trung quân, chính thống phù Đinh khai Đế Việt”.
(Duy một lòng yêu nước trung vua, chính thống phù nhà Đinh mở ra ngôi Hoàng Đế cho nước Việt).
Ở thời Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Nho học chưa sâu  nên khó mà có thuật ngữ “Ái quốc trung quân” kiểu như thời sau. Song ta hiểu hành động của hai ông thực chât là “ái quốc trung quân”, dù hai ông không nhắc lời “trung quân”, không viết câu “ái quốc” như hậu thế.
 Mông muội hơn, ở trước thời Lê Hoàn, Dương Thái hậu rất nhiều, chúng ta đã tìm thấy những tấm gương như Bà Trưng, Bà Triệu, Trương Hống, Trương Hát và nhiều người khác…, đó chẳng phải là những con người nhân nghĩa, tiết liệt trung quân ái quốc hay sao? Gần thời với Lê Hoàn, Dương Thái hậu có bà Dương Thị Như Ngọc (vợ Ngô Vương Quyền), đó không phải là gương sáng về nhân nghĩa, thủy chung, tiết liệt hay sao.
  Vậy nhân nghĩa, thủy chung, danh tiết, ái quốc, trung quân, là cái độc đáo của lịch sử, không phải đợi những thứ đó cùng với Nho học truyền sâu vào Việt Nam chúng ta mới có. Không thể lấy chuyện Nho học vào sớm hay muộn để biện hộ cho những hành động phản chúa lộn chồng, bất nghĩa, thất tiết của một hai nhân vật thời Đinh - Tiền Lê hòng đổi trắng thay đen biến tội thành công và chụp tội lên đầu người khác. Vậy nên, đặt vào bối cảnh thời đại, chúng ta càng thấy nổi lên gương sáng của Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và các anh hùng dấy nghĩa, hành động của các ông phù hợp với truyền thống nhân nghĩa, trung quân ái quốc. Hãy trả lại giá trị chân chính cho lịch sử.
Đừng gọi  Ngoại Giáp Đinh Điền là Đại Tư Đồ Đinh Điền.
Định quốc công Nguyễn Bặc. Thế là đủ, chứ không phải thêm hai chữ THỦ TƯỚNG để làm gì.
Thượng thư Trịnh Tú sao lại đề là THÁI SƯ ?
Đừng đổ cho Đỗ thích giết cha con Đinh Tiên Hoàng để cướp ngôi!
Đừng hò hét, đưa một người đàn bà thất tiết lăng loàn, chốn chúa lộn chồng, lên làm anh hùng dân tộc.
...
TRÀNG AN ƠI !
Đừng lấy sụn lợn sề bảo đó là nầm dê đặc sản. hãy bán thịt dê theo đầu dê. Vì tất tật đều là đặc sản.

Không có nhận xét nào: