Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

07/04/15

THÁP VTV XÂY THÔI!


        Muốn giàu, muốn đẹp , muốn sang, thì phải có, muốn có thì phải xây dựng, tô điểm. Muốn không làm vẫn có ăn thì phải đầu tư. Gần đây ngành truyền hình được chính phủ cho phép đầu tư xây tháp, nghe nói tháp cao vòi vọi, cao lắm, cao đéo chịu được (Tôi gọi tắt là tháp VTV). Anh Trần Buổi Sáng Giám đốc giám đêk đại diện cho bên A, bộc bạch; "đó là niềm mơ ước của VTV Việt, chúng tôi sẽ để lại cho thế hệ sau một công trình biểu tượng" Chỉ cần thế là đủ mục đích, ý nghĩa của công trình. Chả có gì chớ trêu ở đây, thế mà bọn dở người cứ xì xèo, điều ra tiếng vào. 
        Bây giờ có nhiều anh hùng bàn phím quá, ai cũng giỏi và muốn làm bố người khác. Chúng ta nòi giống lạc hồng, ông cha ta đều là những người "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo". Nghĩa là nói phét như rồng, rồng nhá không phải thằn lằn đâu, lại rất thích chiến tranh. Chả thế mà cứ hơi có việc là cãi nhau. Phải đì nhau cái đã, chuyện to thì cãi to, chuyện nhỏ thì cãi nhỏ, còn không có chuyện gì thì không cãi. Chả biết năm châu bốn bể có đâu như Việt mình. Lan man chút nhể!
        Lịch sử để lại rằng; tháp Eiffel của Pháp mà anh Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựng, nó hoàn thành năm 1889, kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Ngày đầu đã gây ra nhiều tranh cãi người bảo đẹp, người bảo nghĩa lý đéo gì, vô tích sự... Tuy vậy, tháp Eiffel vẫn thành công, ngày nay là một phần linh hồn của Paris.
        Bấy giờ Effel được coi như công trình kiến trúc cao nhất thế giới, nhưng thời điểm đó nước Pháp cũng có nhiều cái mồm răng vẩu, phát ngôn không tròn tiếng, coi ngọn tháp như một cái gai to tướng hằng ngày chọc vào mắt, họ cho là ngọn tháp không phù hợp với Paris.
        Rất đông kiến trúc sư và người dân đã ký kiến nghị, phản đối việc xây dựng. Anh bạn trẻ có bộ ria mép dài là nhà văn Guy de Maupassant một trong những người nổi tiếng ghét công trình này, đến mức ông tìm chỗ ăn trưa hằng ngày ở nhà hàng bên trong tòa tháp, vì cho rằng đây là nơi duy nhất ở Paris mà ông không phải nhìn thấy tháp Eiffel. CMN nhẽ GATO nên ghét cay ghét đắng đến vậy. Nhưng chính ý nghĩ này lại cho thấy một sự thật, đó là ở bất kỳ nơi nào tại Paris đều có thể nhìn thấy Eiffel. Ngày nay Effel của Paris, là niềm tự hào của người Pháp và của cả nhân loại. Ai mà chẳng muốn đến bên Effel kiêu sa trác tuyệt. Có được như vậy là người ta đã biết nhìn trước, nhìn sau, bỏ qua những đàm tiếu của bọn lề trái thối mồm, bọn kền kền dốt nát chỉ thích phá ngang. Cũng một công trình nữa do người Pháp sáng tạo ra ở xứ Đông Dương đó là cây cầu mang tên Paul Doumer, chính là cầu mà chúng ta quen mồm gọi Long Biên.
        Trên văn đàn XHCN nhiều người viết ; Cầu LONG BIÊN do người Pháp làm ra nhằm bóc lột thuộc địa một cách dễ dàng hơn. Nhưng họ có biết đâu chủ xướng xây cầu là anh Paul Doumer (Toàn quyền Đông dương) đã phải đối mặt với những ý kiến phản ứng, hoài nghi và chế giễu như thế nào.
        Tờ báo Thư tín Hải Phòng (Courries de Haiphong) viết “Khi xây một cây cầu, người ta phải biết nó có dùng được hay không, liệu nó có bắc ngang một con sông hay không. Thế nhưng ông ta (Paul Doumer) không nghĩ tới điều đó, không nghĩ tới sự thay đổi liên tục của sông hồng. Ông ta không nghĩ tới việc con sông tính khí thất thường này luôn thay đổi dòng chảy". Báo chí đấy Tiên sư lũ kền kền xưa nay vẫn là kền kền.
        Người Pháp đã vậy, các quan lại An Nam lúc ấy thì cho rằng không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu trên sông Hồng à? Thật điên rồ! Y như việc chồng núi này lên núi kia để lên trời. Một con sông rộng như biển, sâu tới 20 mét, cộng thêm 8 mét nước nữa vào mùa lũ, dòng nước sẽ cuốn phăng mọi thứ – không gì chống đỡ nổi…”.
         Anh Paul Doumer và cộng sự đã ngồi xổm lên những lời chỉ trích. Long Biên cầu đã được hoàn thành sau 3 năm 7 tháng. Tín dụng đã duyệt là 6,2 triệu francse. 5.300 tấn thép chở từ Pháp. 30.000m3 đá chở từ xa đến.
         Bây giờ ai cũng biết và gọi cây cầu dùng cho bóc lột này là công trình văn hóa, là niềm tự hào của Hà Nội. Thủ đô nơi tụ hội hào kiệt bốn phương có lẽ không thiếu khôn ngoan để hiểu đâu là chân lý và đâu là ăn theo nói leo, phá bĩnh và tầm thường.

                                #######

          Hà Nội sẽ xây tháp truyền hình. Các bạn kền kền lại lên tiếng chứ! Nào là đất nước còn nghèo, bệnh viện còn chật, trường học còn thiếu, trẻ đi học còn đang phải đu dây. Thế thì đào mả lên để bán lấy tiền mà xây à.
        Ai bảo nước Đại Cồ Việt nghèo(!) Vậy rừng vàng biển bạc bây giờ là cứt à. Bệnh viện chật thì ốm nằm nhà, đến viện mà chen chúc còn kêu chật. Trường học thiếu , thiếu ở đâu, thiếu cái gì... Ngày xưa chiến tranh sơ tán bố mày học chui trong hầm, đội mũ rơm cong cả cổ thế mà có kêu thiếu thốn gì đâu. Trẻ em miền núi cái lý của nó là thích cảm giác mạnh, thế đu dây từ ngọn đồi này sang ngọn đồi kia há chẳng phải mát rượi đó sao. 
        Thôi đi đậy hết mẹ cái hũ mắm của các vị lại nha. Đừng có lại bảo rồi đây truyền hình analog đã hết thời, sẽ bị khai tử. Nếu thế thì nghĩa là sẽ không nước nào (trừ Việt Nam) còn tiếp tục xây tháp truyền hình chọc trời, đúng không ạ? Tức là nếu xây, đéo cần lý giải thì các bạn cũng biết nó sẽ vĩnh viễn là toà tháp truyền hình cao nhất thế giới, có phải không ạ? Doanh thu từ dịch vụ du lịch thua đéo gì Effel, từ đây mỗi ngày nhiều tỷ nộp ngân sách. Chả muốn nói với bọn cơ hội báo chí, chúng phải thừa nhận, phải hiểu việc nó mang lại nguồn lợi từ các dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ khác, đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ truyền dẫn phát thanh, truyền hình, viễn thông, khí tượng thủy văn, an ninh quốc phòng…chà chà!!!
        Chưa hết các bạn lẻo mép kêu ca, các bạn sợ vay mượn, nợ nần chứ gì. Đầu óc tiểu nhân và hẹp hòi, có biết Chị Phương Nguyễn nổ rằng, tháp VTV là do các nhà đầu tư góp tiền lại xây rồi hoàn vốn bằng cách khai thác, bán cổ phần, chứ chính phủ có bỏ tiền ra xây đéo đâu mà lo vay mượn?
        Tháp VTV dự kiến cao 636m với tổng mức đầu tư hơn 600 triệu USD. Dự kiến sẽ thực hiện đầu tư xây dựng trong 6 năm, thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư 2 năm và sẽ hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2021. Theo thiết kế, đây là công trình vĩnh cửu, có tuổi thọ hàng trăm năm và với tính toán sơ bộ của bọn tư vấn, thời gian hoàn vốn cho tổ hợp dự án tháp VTV khoảng 15 năm kể từ ngày đưa vào vận hành khai thác. Xét về hiệu quả đầu tư, đây là thời gian thu hồi vốn có tính khả thi cao.
        Lỗ hay lãi thằng đầu tư nó chịu. Lấy đồng đéo nào từ ngân sách mà lo. Đó là tiền của bọn làm truyền hình. Hiểu chửa! Bọn truyền hình nó đầu tư vào lĩnh vực của nó chứ nó xây bệnh viện hay trường học làm đéo gì. Hiểu chửa!
        Bây giờ mọi người yên tâm chưa, sướng chưa, há mồm ra rồi mà chờ sung nó rụng xuống. Rồi đây (chắc khi ấy Sỏi chết mẹ nó rồi) Hà Nội sẽ có Tây Hồ tháp và Long Biên kiều. Thủ đô sẽ không còn người thất nghiệp. Tháp còn là cơm ăn nước uống, là niềm hy vọng của hàng vạn thợ ảnh, hàng trăm tay đạp xích lô và bán hàng lưu niệm. Chưa kể hàng ngàn người dân từ Hoằng Hóa, Nông Cống, Tĩnh Gia hội tụ về đây. Rồi đây Cái Bang nước nhà sẽ lớn mạnh. Tháp VTV và cầu Long Biên như hai cái mỏ vàng của ngành du lịch. Chừng mực nào đó trong mơ cho ta thấy Paris sao sánh nổi Hà Thành.
        Bấy giờ tháp xây xong, các anh các chị ở Cái Nước, Năm Căn tận Cà Mau xa xôi, hay các già làng trưởng bản tận A Sầu, A Lưới của Thừa Thiên. Cho đến các Nọong sao xồn xồn Thái đeng ở Điện Biên, buộc cao cái tằng cẩu trên đầu, lại chẳng bán gà bán vịt lấy tiền về thủ đô thân yêu ngắm tháp lấy một lần. Nhớ là ngắm tháp xong vào viếng cụ rồi hãy ngược.
        Đất nước cần lắm những công trình thế kỉ, Các nhà lãnh đạo cần lắm những công trình mang tên mình như Gustave Effel hay Paul Doumer. Nếu bỏ lỡ cơ hội, không xây bây giờ thì bao giờ mới xây được. Tôi tán thành Hà Nội phải có thêm một kỳ quan. Một đất nước biết xây những ngôi chùa ngàn tỷ, với những pho tượng phật bằng đồng lớn nhất để kinh doanh, thì sao lại không dám xây một cái tháp cao để hóng nồm nam khi mất điện.
        Tháp VTV sẽ được xây ở khu đô thị Tây Hồ các bạn hãy đánh dấu nó trên bản đồ của Google nhé!

1 nhận xét:

  1. Khoảng gần chục bài viết của Sỏi do để Blog ở chế độ "Đăng nhận xét từ G+" nên khi trở lại chế độ bog truyền thống Comments của các bạn bị ẩn. Bài viết này cũng thế mong các bạ thông cảm!
    Thành khẩn xin lỗi cac bạn!

    Trả lờiXóa