Nay tôi đã khỏe hẳn chưa nhỉ, xem ra đầu còn hơi nặng. Không có hề hấn gì , tôi thấy muốn viết về một cái gì đó nhất là sau mấy ngày nằm bẹp.
Giá mấy hôm đó tôi chết thì giờ này chưa chắc hội cựu chiến binh đã biết để mà phủ quân kỳ cho tôi. Hay thật 7 ngày không ăn, chỉ nằm và uống hết 1 bịch 6 gói sữa tươi. Thế mà không chết. Con người ta chả có quyền gì. Muốn sống cũng không ai sống được mãi. Muốn chết ngay cũng phải liều mình tự tử bấy giờ may ra mới chết. Dĩ nhiên ốm đau thì chả ai chọn được bệnh mà ốm bao giờ, he he! tôi nói vậy nghe như một chân lý ấy nhỉ?
8 giờ kém 10 phút, lúc đẹp nhất của con giờ hoàng đạo, gọi cho dịch vụ cơm hộp xong. Tôi chống tay từ từ ngồi dậy, đã bảo là không sao mà, hôm nay phải tắm rửa , đánh răng thật sạch. Kinh khủng mấy ngày qua. Rồi ăn sáng, chắc chắn châm một ấm trà bấy giờ mới mở máy và ... lướt nhà bạn bè.
Những tháng ngày qua một quãng đời thằng mục là tôi nghiêng ngả mà cho đến hôm qua, tôi cũng chẳng nhớ mình đang ở trong tư thế nào nữa! Cho đến khi tôi tự hỏi mình rằng mình đang thích gì nhỉ, một sự trở về ngẫu nhiên. Tôi thấy mình thật buồn cười, hôm qua tôi thèm được buồn, thèm được một mình ngồi suy ngẫm.
***
Tôi ra trước sảnh, thôi tôi đổi ý. Uống cà phê cho trí tuệ, cho sảng khoái. Cái sảnh nhà tôi một nơi chất chứa quá nhiều những kí ức, nơi mà những cơn gió, những cây bon sai nhỏ, tài sản của tôi, tình yêu của tôi, chúng đã chứng kiến những hứa hẹn, những chờ đợi và cả những yêu thương của những tháng ngày vừa qua. Khi nâng ly cà phê trên tay, tôi lại nghĩ về Sài Gòn, Tôi dự định tháng 5 này đi một chuyến Sài Gòn nhưng sức khỏe kém đành hoãn lại ít ngày.
Cũng là cà phê, nhưng tôi có cảm giác thèm khát, thèm của tôi đơn giản là cà phê Sài Gòn. Chẳng hiểu hương vị ấy có bùa ngải gì, mà tôi tới bao nhiêu quán café ở Hà Nội, hay Ninh Bình không thể gọi thứ gì khác ngoài ly đen đá, mà rồi lại thấy buồn nhớ, quả thật không phải hương vị ấy, cảm giác ấy. Thật tình tôi mê mẩn cà phê Sài Gòn Ngày xưa tôi nghĩ đến Sài Gòn là nghĩ đến Bé ORION, nghĩ đến Chị Én, gần đây và đến tận bây giờ tôi nghĩ đến Bé Be Be, cả bé Salam.Alaykum. Nhất là con em Tám Tàng bắng nhắng ngậu xị. Bây giờ nó sắp lấy chồng rồi đấy. Đồ hèn, không dám ở vậy mà nuôi thân béo mầm. Tôi lại nghĩ đến chị Tím, đến Hoàng Nguyễn... Ôi Sài Gòn! Những cảm nhận bằng mắt, bằng mũi, bằng mọi giác quan, qua cảnh vật, qua mùi thơm, hương vị, qua con người, qua tất cả những bộn bề cuộc sống đang bày ra trước mắt. Ngắm nhìn chưa đủ, phải ngụp lặn vào trong nó, phải chạm tay, cầm nắm, nếm thử. Với tôi thế mới đủ độ cho một yêu thương. Tất cả, chỉ vì tôi không muốn lướt qua một nơi như khách lạ. Yêu thương cũng phải đúng cách. Yêu thương một xứ sở cũng phải lắm kỳ công vậy đấy. Trời ơi! Tôi phải kêu trời vì tôi nhận ra là mình thèm Sài Gòn. Tôi biết nhiều người chả thích tôi đâu, nhưng tôi không trách vì họ hiểu gì về tôi cơ chứ.
***
Khi tôi đang nói về cái sự tôi thèm Sài Gòn thì tôi lại nghĩ đến Huế. Từ cái chỗ Chị Tím bây giờ tôi lại có thêm Trang Nguyễn. Tôi nghĩ đến Huế lại từ những người con của Huế đã xa Huế.
Tôi thích thú vô cùng khi cảm nhận, thôi gọi là thẩm âm vậy, cái giọng Huế những người dân bản địa, thích thú nghe cái cách họ gọi món cũng “đặc sệt” phương ngữ. Tôi cứ nhớ mãi tên món chè thập cẩm ở một quán gần Thôn Vĩ Dạ, chả hiểu sao họ lại gọi là “chè pê đê”. Cái tên ấy tôi kể cho bạn bè mỗi lần nhắc tới Huế.
Dù Sài Gòn hay Huế có người nào đó rỉ tai tôi rằng phải ''Ăn bằng nỗi nhớ, uống bằng cảm giác'' . Vậy nên nỗi thèm, nỗi tương tư một mùi vị nào đó, chẳng bao giờ chịu dừng lại, nếu chưa được trở về nơi ấy. Suốt bao ngày tôi thèm bát ốc cay xé lưỡi trên con dốc Nam Giao cong cong. Thèm một đêm đông cố đô giá lạnh co ro chạy hon da ra đường Mai Thúc Loan mua gỏi chân gà và uống rượu, thèm ly chè ngọt trùng đầu lưỡi bên sông Hương, nỗi thèm mênh mang dịu ngọt. Anh đánh giá tôi thô lậu, cục cằn không phải đâu trong trái tim khỏe mạnh của Hòn Sỏi còn có đủ năng lượng cho trạng thái tình yêu đằm thắm.
***
Tôi đã đọc thơ Mưa, Có hai Mưa, mưa Yahoo là mưa của Quỳnh có tập thơ với Blao xưa. Tôi đã có một bài viết khi cảm nhận về bài thơ tuyệt hay của em. Mưa bây giờ là Mưa Blogspot. Cũng có nhiều bài ướt sũng, ướt cả sang tôi. Chết tôi rồi, sao tôi cứ nghĩ đến Mưa là lại nghĩ đến em Hoa Tuy Líp. Không phải! Mưa lớn hơn Líp nhiều. Líp gọi tôi bằng anh chỉ vì tôi bắt nàng phải thế. Một hôm em nói ''Anh đúng bằng tuổi bố em'' Èo ôi ! ''Kệ tôi không thay đổi được đâu đấy''
Tôi thèm được rong ruổi trên con lộ 27. Tôi nhớ cảm giác đứng một mình trên đỉnh đèo nhìn hồ Lăk rộng bao la, lúc đồng hồ chỉ năm giờ rưỡi chiều, trong màn sương trắng mịt mù, cách chừng chục mét không nhìn rõ. Tôi đi xe máy qua những khúc cua tay áo, những đoạn đường núi ngoằn ngoèo, mấy lần suýt rơi xuống vực, cứ thế mà lang thang cho đến lúc trời sập tối. Buôn Ma Thuột mùa này nắng đấy mà không nóng bằng quê tôi. Bạn bè tôi kể ra đây, ai ở Đăk Lăc, ai ở Đăk Nông. Tây Nguyên hay lắm , Người Tây nguyên biết tôi thích sầu riêng họ bán cho tôi ăn no hai ngày liền đến ngày thứ 3 thì tôi đau quặn, đương nhiên tôi đã bắn pháo hoa trong toa lét. Cái gì cũng thế ''Yêu nhau lắm thì cắn nhau đau'' Ai bảo tôi thích sầu riêng để rồi phải khiếp đến 2 tuần.
***
Tôi đọc thơ của Bùi Hoàng Tám, Đọc nhiều lắm, tôi nhớ anh mơ có ngày làm thơ mà đủ lông đủ cánh, có tầm có cỡ để vượt cầu Tân Đệ về Hà Nội. Anh cũng đã thỏa ước mơ. Thành ra tôi nghĩ đến anh mà chẳng qua nổi cầu để sang Thái Bình, chỉ dừng ở Nam Định. Đứng ở Nam Định mà nhớ về cụ Tú Xương. Tôi cố tưởng tượng mảnh đất Vị Hoàng thời ấy, có nghè Bân, có ấm Kỷ, bà Thi, có cử Nhu và chú Sìu Châu, lại có một ông Tú thi đến tám lần không đỗ, thất thời lỡ vận, cứ sáng mang ô đi tối lại cắp ô về, lại còn rủ nhau đi hát đánh mất mẹ nó cái ô. Thế mà làm thơ hay đáo để. Thật ra thì đã ba lần tôi đứng trước cửa nhà ông. Chắc đấy cũng đúng là cái nơi mà cụ Tú, đưa đồng bạc mà hỏi ông cử Cóc, võ nghệ tinh thông ''có đánh nổi một con mụ đầm xòe này không?''. Thâm thù đến thế là cùng.
Tôi sẽ theo đường Trần Hưng Đạo qua khu đền Trần, nhưng lại chả hơi đâu vào những chốn chỉ toàn thấy hòm kính, nhiều vô thiên lủng. Cái thứ hòm ''Công Đức'' đấy ạ! Tôi chán kinh trò ấy. Thế nên tôi đi vài cây số sẽ qua dòng Châu Giang để sang nhà Ông Nam Cao. Cái làng Vũ Đại vẫn lách cách tiếng va chạm giữa con thoi và khung cửi. Người ta vẫn hồn nhiên dệt vải , thứ vải dệt bằng tay. Ồ hay đấy , nhưng người dệt chả đủ tiền đong gạo. Mấy năm nay làng Vũ Đại sinh ra cái trò kho cá vào niêu đất. Người ta bảo ''họ làm không được vệ sinh đâu!''. Tôi chả biết nhưng tôi nếm thì thấy ngon. Nhà Cụ Bá Kiến vẫn còn đó , nghe nói ngôi nhà 7 đời ở đó mà đời nào cũng đột tử, chết non. Sợ thật, giờ thì không ai ở và nó đã thành di sản để tham quan.
***
Tôi cũng nhớ quê tôi, mảnh đất mà mỗi lần nhắc đến tôi lại phi xe ù cái đến nhà, nhìn thày mẹ tôi một cái, cười toét mồm một cái, biếu tiền các cụ theo định kỳ hằng tháng rồi lại ra đi. Quê tôi nghèo khổ đói rách, thế mà con giai con gái ai cũng biết hát “Thày như táo rụng sân đình....Mà em như gái rở đi rình của chua...ớ mới thày tiểu ơi...” Người ta còn đóng vai một cô gái điên cười khanh khách. Là cô nàng Súy Vân vì tình mà điên đến thế!
***
Tôi cũng nhớ quê tôi, mảnh đất mà mỗi lần nhắc đến tôi lại phi xe ù cái đến nhà, nhìn thày mẹ tôi một cái, cười toét mồm một cái, biếu tiền các cụ theo định kỳ hằng tháng rồi lại ra đi. Quê tôi nghèo khổ đói rách, thế mà con giai con gái ai cũng biết hát “Thày như táo rụng sân đình....Mà em như gái rở đi rình của chua...ớ mới thày tiểu ơi...” Người ta còn đóng vai một cô gái điên cười khanh khách. Là cô nàng Súy Vân vì tình mà điên đến thế!
Tết năm rồi tôi về, chợ Xanh nơi bà tôi mỗi lần về chợ là chúng tôi có mấy cái bánh khoái. Mà ăn nó khoái thật! Tôi đã đi khắp thế gian nhưng chỉ quê tôi là có cái thứ bánh làm bằng bột gạo với nước nghệ và tráng cùng với con tép tươi. Tôi dám chắc người quê tôi không ai quên bánh Khoái bao giờ, cho dù họ có thể quên cả chiếc ô tô khi say rượu. Chợ giờ người ta xây mới rồi, không tiêu điều xơ xác, gió từ đường cái thổi vào mái ngói của gian đình xây bên chợ nghe u u.
Ngôi trường thuở nhỏ tôi học, có mấy cây hoa gạo to lắm họ chặt sạch tự khi nào, bây giờ là bãi cỏ hoang đã xây thành cái sân vận động con con, người ta cho bò vào ăn cỏ trong sân. Tôi muốn viết về làng tôi, mà mãi đến giờ vẫn chưa viết được.
Đấy nó thế đấy bạn ạ, tôi nhớ chứ. Tôi nhớ quê hương tôi. Những người đi Tây đi Tàu, đi châu Âu, đi châu Phi, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn tôi, ước nguyện một đời tôi là đi cho hết đất nước mình. Cũng tự tôi thấy rằng mình đã sinh ra trong bom đạn lúc còn chiến tranh, tôi hiểu về những thứ đã mất đi không còn tìm lại được nữa. Tôi thương những nỗi đau của những con người bị buộc phải rời bỏ quê hương, xa lìa xứ sở. Vâng thực ra có biết bao nhiêu chuyện tôi không bao giờ hiểu hết về quê hương.
Đấy nó thế đấy bạn ạ, tôi nhớ chứ. Tôi nhớ quê hương tôi. Những người đi Tây đi Tàu, đi châu Âu, đi châu Phi, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn tôi, ước nguyện một đời tôi là đi cho hết đất nước mình. Cũng tự tôi thấy rằng mình đã sinh ra trong bom đạn lúc còn chiến tranh, tôi hiểu về những thứ đã mất đi không còn tìm lại được nữa. Tôi thương những nỗi đau của những con người bị buộc phải rời bỏ quê hương, xa lìa xứ sở. Vâng thực ra có biết bao nhiêu chuyện tôi không bao giờ hiểu hết về quê hương.
Nghe người ta nói, khi một ai đó hồi tưởng lại các kỷ niệm trong quá khứ tựa tựa như chiếu phim, thì có lẽ là... Ngộ!
Trả lờiXóaKhông biết có phải thế không?
Phải hỏi anh Sỏi thôi!
Hì hì hì...
Hi hi!
XóaNgười ta nói đúng đấy !
Anh ngộ thật rùi, Hihi!
Buồn ghê luôn
Trả lờiXóađọc mà cứ thấy bùi ngùi
ai lại đưa lưng ra thách đố với bệnh tật,
với cơm hộp
và no bằng những cử cafe...
May thay vẫn còn những hồi ức đẹp về quê nhà
về nơi bố mẹ
về ngôi trường thời ấu thơ
rồi cũng không dấu hết nỗi phiền muộn.
Nắng rồi sẽ lên
và ngày mai luôn tươi đẹp hơn.
Mong lắm thay...
Cảm ơn chị!
XóaKhi buồn thì viết buồn khi vui thì viết vui. Sỏi thuộc loại sớm nắng chiều mưa mà chị, lại còn có những khi vừa mưa vừa nắng . Buồn vui lẫn lộn thế mới chết chứ.
Chị ạ chị đọc trang nhà Sỏi nếu thấy đó là bài viết thuộc THƠ THẨN hay TRUYỆN thì là loại văn hư cấu(Văn sáng tác) nên nó phần nào tả thực thôi chị ạ! Hihi!
Sỏi khong tả thực cho lúc nầy
Xóacũng cho một lúc nào đó đã xảy đến với bản thân,
nhưng viết được cũng là điều hay rồi
chị cũng thấy Sỏi có nhiều bạn bè hiểu tâm trạng của Sỏi
Vậy là đời vẫn công bằng hén.
Em cũng thấy có nhiều người không ưa em, kệ họ thôi ...Hầu hết không hợp, ai thích , ai yêu quý thì mình tôn trọng đáp lại còn ai không thích cũng chả sao chị nhỉ. Người nào hiểu được thì bền chặt không thì mình cũng chẳng tư lợi gì chốn này. Blog nó chỉ là nhật ký thôi là nơi là chốn để mình tự chuyện tự thoại , chỉ đơn giản thế thôi mà! Dĩ nhiên em cũng có những bạn thân từ ngày còn Yahoo ! Hihi!
XóaNày, anh đừng có mà hồi tương hồi tư, Ngộ rồi Thăng đấy nhá. TRôi mà mất bạn Sỏi là tôi chưởi cả họ bác Gúc lên đấy nhá.
Trả lờiXóaNói vậy thôi, tôi vẫn thấy ẩn sâu trong vẻ xù xì thô mộc của Sỏi là một tâm hồn ăm ắp suy tư đến lặng người đấy. Những nhịp đập mang tâm hồn này chẳng bao giờ chết đâu anh.
Sỏi vậy đấy mà cũng ướt át cũng mềm nhão ra ấy chứ anh Nguyễn nhỉ!
XóaNói thật với anh cái người mà Ngộ rồi Thăng ấy là người may mắn đấy anh ạ! chứ chết ốm trên giường thì khổ sở vô cùng! hihi!
Bạn bịnh hả ? Giờ đã đở chưa..? Bài viết buồn buồn làm sao...cố gắng lên bạn ơi...
Trả lờiXóaCảm ơn bạn nhiều đã có lời thăm Sỏi. Mọi thứ đã ổn cả rồi ! Hihi!
XóaMuốn làm gì thì cũng phải có sức khỏe trước !
Trả lờiXóaChúc Sỏi bình yên !
Đúng đấy Trang ơi! Sức khỏe là tất cả. Khi đã yếu đau thì còn gì buồn hơn, Mất mát về sức khỏe hóa ra là cái mất lớn nhất. Khi kém về thể chất thì chẳng làm nổi việc gì! hihi
XóaCòn tôi, ước nguyện một đời tôi là đi cho hết đất nước mình. Cũng tự tôi thấy rằng mình đã sinh ra trong bom đạn lúc còn chiến tranh, tôi hiểu về những thứ đã mất đi không còn tìm lại được nữa. Tôi thương những nỗi đau của những con người bị buộc phải rời bỏ quê hương, xa lìa xứ sở. Vâng thực ra có biết bao nhiêu chuyện tôi không bao giờ hiểu hết về quê hương.
Trả lờiXóaHay quá Sỏi oi !
Sự đồng cảm của Trang Nguyễn làm Sỏi rất vui! Thanh cù bạn!
Xóa"Từ cái chỗ Chị Tím
Trả lờiXóabây giờ tôi lại có thêm Trang Nguyễn. Tôi nghĩ đến Huế
lại từ những người con của Huế đã xa Huế."
Chắc chị phải kể công với Sỏi quá...
Là em biên tự nhiên vậy thôi , ai nói chị phải kể công, Hihi
XóaChị kể là để đòi...
Xóaem né hay thiệt á...
Chúc em chúa nhật vui. (Chị Tím)
Hihi! cứ vui vẻ thế là được chị nhỉ, Trong đời sống ngày ngày đã có quá nhiều chuyện rồi mà ...!Em hiểu chị!
XóaVậy là anh vừa mới ốm, lại còn ốm nặng nữa phải không? Sao bên cạnh anh Sỏi không có người thân nào vậy? Đọc mà thương quá đi thôi..
Trả lờiXóaNgọc mới quen anh, chưa hiểu gì nhiều về anh Sỏi. Đọc bài này thấy chẳng Sỏi gì hết, một tâm hồn ấm áp iu thương, một gia tài đáng nể về kiến thức văn học và cuộc sống.
Cuối tuần vui vẻ anh nhé!
Thanh cù em!
XóaEm động viên với tốc độ cao, sức gió lớn thế ư! Em khen thế anh mừng nó đứt phựt phát thì gay.
Bên em chỉ thấy những thơ mà em làm thơ cũng ác liệt gứm. Mấy bài gần đây anh cũng cố tỏ ra là mình cũng biết làm thơ, Hihi Anh họa ác liệt. Thế cho vui em nhỉ!
Mỗi khi bị bệnh, người ta hay suy ngẫm chuyện đời, chuyện mình Sỏi nhỉ.
Trả lờiXóaBước chân bạn đi khắp nước VN rồi phải không? Cám ơn Sỏi thì hóa ra khách sáo, thôi thì bạn có lòng nghĩ đến bạn bè dù chỉ là quen trên mạng ảo này, đó cũng là điều đáng quí, đáng trân trọng.
Hàng triệu người vào mạng nhưng hợp và gặp nhau hay không còn tuỳ chữ duyên bạn nhỉ. Nhớ những ngày vui nhộn bên blog yahoo, thấm thoát cũng 5 năm rồi thì phải.
Hôm nay bạn khoẻ hẳn chưa?
Chúc bạn luôn vui khoẻ nhé.
Chị Yến nhớ đúng rồi, 5 năm qua đi, Sỏi và chị có những lúc trò chuyện thật chân thành và thật vui. mạng ảo mà tình thật phải không chị. Cái gì cũng thế , là chuyện có duyên thì mới có nhớ nhung thương yêu và nhiều thứ khác. Sỏi vẫn như cái ngày Yahoo ấy chị ạ, mỗi tội già nhiều và nhanh...Hihi! đó là sự thiệt thòi !
XóaCảm ơn chị đã chia sẻ!
Một điều chị, hai điều chị nghe khách sáo lạ.
XóaSỏi Sory nha từ đây gọi là bạn như ngày xưa nhé! chả biết có hết khách sáo không Hihi!
XóaChỉ có phần nào tả thực, nên mới hay như thế, phải không Sỏi? Mừng Sỏi bớt bệnh...Chúc Sỏi luôn khỏe nhé!
Trả lờiXóaCảm ơn Phương Tâm!
XóaSỏi khỏe rồi, các bạn thăm hỏi thế này thì chả mấy Sỏi lại tung hoành. Nhanh lắm Phương Tâm ạ! cuộc đời trên những đốt ngón tay . Tính toán vài hồi là hết!Mới ngày nào tim còn dào dạt máu thế mà bây giờ đã thành ông thành bà! Hihi! nhẽ đời là vậy!
Nghỉ bịnh răng nỏ báo cho miềng hè ? Chúc mừng khỏi bịnh nha . Tui tưởng phải đủ cữ bảy bảy 49 ngày chớ răng mà khỏe nhanh rứa ? Có em mô nấu cháo hành cho ăn không rứa hè ?
Trả lờiXóaPhỉ phui cái mồm, 49 ngày là sao? liệu hồn. Chẳng có đứa nào nấu cháo cả , có con Nở nó chê với lại ăn cháo của Nở không thích , không ăn!
XóaThanh cù đã sang chơi nha!
"Tôi đã đọc thơ Mưa, Có hai Mưa, mưa Yahoo là mưa của Quỳnh có tập thơ với Blao xưa. Tôi đã có một bài viết khi cảm nhận về bài thơ tuyệt hay của em. Mưa bây giờ là Mưa Blogspot. Cũng có nhiều bài ướt sũng, ướt cả sang tôi. Chết tôi rồi, sao tôi cứ nghĩ đến Mưa là lại nghĩ đến em Hoa Tuy Líp. Không phải! Mưa lớn hơn Líp nhiều. Líp gọi tôi bằng anh chỉ vì tôi bắt nàng phải thế"
Trả lờiXóađọc đoạn này, chẳng biết có nhắc đến mình k, nhưng cứ thấy chữ Mưa là thích đã hiiiiiiii
có lần mưa qua nhà Sỏi đọc bài" THƠ MƯA . mưa nghĩ Sỏi viết về mình( heeeeeeeeee) nhưng sai nghĩ lại k phải, vì mưa đã giao lưu với anh Sỏi khi nào đâu hiiiiii. Thế rồi, có một lần về lục đọc bài cũ viết hồi yahoo- thấy có comt của một ng mang tên mưa( HH)- mưa liền nghĩ chắc ng sỏi nhắc đến chính là ng bn đó chăng! vậy là để mọi ng khỏi nhầm mưa với ng bn tên mưa nào đó- _123 để đánh dấu sự khác biệt hiiiiiiii
ngày chưa biết... anh, mưa thường.... ghé nhà bn TL , từ đó đi sang nhà Sỏi đọc bài - vì vậy đúng. mưa k phải bn TL....(mưa_123 "TRA" rùi)hiiiiiiiii
Đúng đoạn ấy anh đã viết về em đấy. Dù là Mưa yahoo hay Mưa_123 thì với Sỏi cũng là tình cảm trong sáng và khá đẹp. Mưa yahoo có lẽ 5 năm rồi chẳng có liên hệ gì với Sỏi nhưng Sỏi vẫn quý mến, Mưa_ 123 Blogspot(là em), cả Hoa Tuy Líp nữa. Anh có biết các em là ai đâu, Mặt mũi đẹp xấu, cao thấp béo gầy ra sao, anh chỉ có đoán mò thôi.
Xóa