Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

03/09/18

VÃNG LAI

    6      *    NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH TÔI

        Đã vài năm nay mới trở lại nhà. Bạn bè xóm ngõ khác quá, nhiều người mới và trẻ hơn, mấy ông bạn già hay ngồi đánh cờ đầu ngõ nghe nói thua cờ , nhẽ vậy, tăng xông đứt mẹ tuy ô dẫn máu vào não, chết mất hai ông, thế là tan hội. Còn đâu những tình xưa nghĩa cũ, ta buồn bâng khuâng, rũ rượi.
        Mấy tháng nay cái chân lại dở chứng, nó không muốn làm việc nữa hay sao, đã tăng cường thêm cho nó một cái gậy, cũng như thêm một cái chân thứ ba, hay thứ tư nhỉ(?), cứ như không phải chân mình ấy, nhẽ là chân đi mượn ... Chân đau, cái máu phượt thì vẫn hăng, tự nhiên thấy nhớ Hoàn Kiếm khi nhìn bóng dáng cái xe buýt ghé bến, có nhõn một cô gái chờ xe, chỉ tíc tắc là một thằng dở người quyết định một chuyến (chống gậy lên xe xem bờ hồ).
        Lên xe, rất nhiều ghế đang còn trống, cô gái vừa lên chọn một ghế ngồi sát thành xe. Ta sẽ ngồi kế bên, từ từ đặt đôi mông tổ chảng ra chiều chẳng để ý đến ai (làm hàng vậy thôi chứ thật ra ánh mắt rất lưu manh đã nhìn khắp nơi rồi).
        Xong rồi thì chậm chạp đánh mắt nhìn kỹ, nhìn sâu cô gái không còn trẻ, nhưng xinh, không đeo kính mà thấy cũng rất xinh, xinh thật. Mắt em nhìn xanh đen như nước hồ gươm, mà nước sông Tô Lịch cũng xanh đen như vậy. Hàm răng cho ta ngay một nụ cười tỏa nắng, tươi rói tươi ngang ngửa với hoa quả Tầu được ngâm bằng hóa chất. Cũng giống như máu phượt, máu tán gái lại nổi lên, bắt chuyện làm quen. Em nói em làm việc ở Bộ tư pháp... Xuýt xoa tỏ vẻ khâm phục trí tuệ những người làm việc trong ngành tư pháp. Rồi tỏ ra hiểu biết và cảm thông:
        - Tư pháp gò bó mọi đường và nhanh già lắm, sao em theo?
        - Bố mẹ em trong ngành, cứ ép em thế chứ em thích Sư phạm hơn.
        - Ôi đúng rồi, Nếu em đứng trên bục là chuẩn. Thật ra biết thế nào là chuẩn, thì cứ nịnh em, mất gì trong ví của mình chứ;
        - Giới thiệu luôn anh Sư Phạm đây. Mắt em bừng sáng.
        - Anh dạy đâu? Chỉ tay ngược chiều xe chạy;
        - Đấy ngay chỗ anh vừa lên xe ấy!
        - Anh hành nghề bao năm rồi?
        - Có thể đến mấy chục năm, cũng khá lâu rồi, không nhớ được, cười nhạt.
        - Thế năm nay anh bao nhiêu tuổi? Không đáp mà hỏi lại em;
        - Theo em thì anh bao nhiêu tuổi là vừa?
        - Ôi Hihi ... Em đoán anh tầm tuổi em ...35 (đánh mắt lườm em).
        - Em thật là... Có nhất thiết phải đoán sai nhiều thế không? Em quay lại nhoẻn cười tươi.
        - Em biết chắc anh nhiều tuổi hơn, nhưng em chỉ muốn anh chừng ấy tuổi thôi.
        Em ạ, em có con mắt của một cô giáo nhìn học trò, chẳng giống một chuyên viên Tư pháp chút nào, nhưng cách nghĩ thì đúng là Tư pháp. Lạy giời em đừng làm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của cơ quan. Chứ mà không thì em đề nghị quy hoạch, hay bổ nhiệm, toàn thằng đã về hưu.
        Trò chuyện với em đến đó, xong rồi mơ hồ, miên man... Bản thân không tự hiểu hết mình được. Ai cũng không thể tự nhìn thấy nốt ruồi trên lưng của mình. Ta cũng chẳng nhìn thấy tóc gáy ta có con nhện đang chăng tơ...Nhưng người khác thì họ nhìn thấy hết đấy.
        Xe đến bến, ta xuống. Cô gái cũng xuống xe rảo bước đi về phía Phố Hàng Gai. Bước được mấy bước chợt nhớ ra chuyện trò mãi, quên chả đứa nào giới thiệu tên và số điện thoại.

***
       Nhoáng cái đã trưa, dường như cũng thấy mỏi rồi. Ta đang cắm cúi lê từng bước, tỏ ra bình thản và chân không hề đau, chợt có tiếng gọi, giật thột quay lại. Một chàng trai tay xách một bọc nilon đen to tổ bố ta nghĩ đó là áo quần. Ở đây mà ta cũng có người quen hay sao(?)
        - Bạn là gì nhỉ tôi lú rồi nghĩ mãi chả ra...?
        - Anh không nghĩ ra là phải, ngày trước đến ngõ nhà anh tán gái. Ngồi đợi nàng, thế là lại ngồi xem, có khi đánh cờ ngay cửa nhà anh. Giờ em làm rể ở đó. Anh về Ninh Bình chứ có ở đó đâu mà biết. Nhà anh vẫn cho thuê đấy à?
        - Ừ anh vẫn cho thuê. Thế nhà em ở đâu? Đi đâu mà trông "Bô nhếch" thế này...?
        - Nhà em gần đây thôi. Ôi giời! Cơ mà giờ thì bị vợ em nó đuổi còn chưa biết đi đâu, về đâu.
        - Thế Bạn nói làm rể ở xóm nhà anh, vậy chứ bạn lấy con nhà ai? À mà sao bị vợ đuổi ... Ăn vụng à? ... Ăn vụng thì phải biết kín đáo và ngụy trang tốt chứ, sao hớ hênh để nó biết?
        - A! Em là con rể bố Tuyền (Thẩm phán) ngoài đầu ngõ nhà anh ấy. Anh nhớ chưa? Ôi em không ăn vụng, không có gì trái với hôn nhân anh ơi, do em trung thực quá, thời buổi gì mà cứ thằng nào thật thà là chết dở sống dở...! Chẹp! chuyện là thế này!
        Hôm mồng mấy nhỉ ? Truyền hình trực tiếp VTV Cup (bóng chuyền)ấy, Bọn hoạt náo viên trẻ đẹp chết người, hai vợ chồng cùng xem, vợ em đột nhiên thở dài:
        - Bọn con gái bây giờ nó ăn gì mà xinh thế! Da mịn, mà đứa nào cũng có bộ ngực nần nẫn, chân dài miên man thế chứ. Em nhìn sang vợ, chẳng phải thương hại nàng mà em nghĩ vợ đang tự ti, em quàng tay dịu dàng ôm vai vợ, giọng tiểu đường:
        - Mỗi người có những nét đẹp riêng. Chúng nó ngực to, chân dài, nhưng có cái chúng nó không thể bằng em! Vợ em cũng ôm eo của em, cô ấy cười thẹn thùng:
        - Anh cứ nói vậy! Em thì có gì hơn được chúng nó!. . Em dụi dụi mũi vào tai vợ, thầm thì như hơi thở:
        - Nhiều chứ! Chúng nó được cái ngực to thôi, chứ bụng thì sao to bằng bụng em? Chân cũng vậy chúng nó sao to bằng chân em, tuy không dài, nhưng lông chân em chắc chắn dài và mượt hơn chúng nó nhiều lần! Nghe đến đó, chả hiểu sao cô ấy vùng dậy, hất tay em ra, rồi vồ lấy cái remoter, tắt tivi cái “bụp”, xong ném cái vù. May mà em né kịp, chứ nếu không đã ăn cái điều khiển vào mặt… Thế đấy hai ngày sống cùng với cô vợ trong tình trạng giận dữ, ôi giời lúc nào cũng rón rén lo sợ. Thế rồi nàng cũng hạ hỏa.
        Thấy nàng vui con gái cũng vui, chiều thứ bảy em rủ cả nhà đi siêu thị. Nàng thay đồ cho con xong rồi đến nàng, con gái mới bốn tuổi thấy mẹ mặc coóc xê, nó mới hỏi:
        - Sao phải đeo cái đó vào làm gì hả mẹ? Vợ em ngồi xuống gần con, giảng giải ân cần:
        - Mẹ phải mặc cái này vào để bảo vệ và nâng đỡ ti của mẹ, chứ chả lẽ ra đường lại cứ thả rông cho nó lủng lẳng thì người ta cười cho, xấu hổ lắm con ạ!. Em nghe thế liền nói lại cô ấy:
        - Con còn bé, em không nên nói dối con, con sẽ hiểu sai về những sự vật hiện tượng và thế giới quan xung quanh. Em đeo cái áo đó vào để lừa mắt thiên hạ, chứ có cái quái gì bên trong đâu mà đòi lủng lẳng”.  Em vừa dứt lời cô ấy cởi phắt cái coóc xê ra, vứt xuống giường:
        - Ở nhà, không chơi bời đâu cả!
        Thật không hiểu điều gì đã xảy ra, em ngơ ngác, còn con gái khóc nấc nghẹn không thể dỗ được. Em cứ bị vợ giận là lại buồn và lo lắng chả thiết làm gì. Vợ em quát to đến con ky nhà em cũng sợ vãi, nó bĩnh ra một đống giữa sân, mà em chán cũng chẳng dọn, nắng Hà Nội ròng rã 3 ngày giời nay đã khô giòn, xem như cứt chó cũng hết tuyết. Khi ấy nét mặt nàng dịu hơn, em là người chủ động làm quen. Không khí trong nhà trở lại vui vẻ thì cả em, vợ em và con em nữa nói cười rôm rả suốt ngày. Nàng đi chợ mua thức ăn, làm bữa ăn tươi sau thời gian cấm vận.
        Đó là bữa trưa hôm qua đấy anh ạ, vợ em dắt xe đi chợ, sáng ra mà vừa đi vừa hát, giọng hát cũng khá lắm. Hàng xóm những người dậy sớm thấy nàng vui vẻ thì bảo: "chắc tối qua chồng nó nộp thuế đây mà'', người lãng mạn chút thì hỏi: ''có gì mà vui thế vừa lên đỉnh à?''. Chẳng ai hiểu được nguồn cơn. Nhoáng cái bữa trưa vui vẻ đã được bày ra. Rất thịnh soạn, có hai vợ chồng với một mụn con bé tí, mà mâm cơm ú ụ thức ăn, 8 người ăn khéo không hết. Vợ em cô ấy ăn ngon miệng lắm, nhìn thích mắt, xưa nay dù đồ ăn cứng hay mềm, giòn hay dai, thịt thà hay rau quả thì nàng đều bốc ngon lành, bỏ vào mồm nhai rồm rộp như vỗ tay ấy. Giời cho cái nết ăn, chẳng lỏng lỵ bao giờ. Chừng gần cuối bữa nàng phàn nàn:
        - Chết mất thôi, ăn no quá, hình như càng ngày em lại càng béo ra sao ấy.
        Cơm nước xong ngay lập tức lôi quần áo cả váy nữa ra thử. Khổ lắm nàng béo thật, áo quần chật hết cả nàng gấp gọn ghẽ cất vào tủ, nói sau nhỏ lại thì lại mặc. Một thể nàng dọn luôn những quần áo của con mặc chật, gói kỹ lại, miệng nói mai anh mang về quê cho bọn trẻ nhà các chú, các cô. Khổ thân em, chuyện đã vậy thì thôi, chả hiểu sao em hỏi vợ:
        - Sao em không cất đi, sau này con nhỏ lại thì lại lấy ra mặc? Cô ấy cười khùng khục:
        - Anh nghĩ con mình nhỏ lại được à?
        - Ừ! Em còn có thể nhỏ lại được thì không có gì trên dời này là không thể!
        Tiện tay nàng đùng đùng lôi mớ quần áo ra: không phải quần áo của cô ấy, cũng không phải của con, mà là quần áo của em, rồi nhét hết vào cái túi ni-lông, đây này, nó là loại túi đựng rác, xong ném ra cửa và quát:
        - Anh biến khỏi nhà ngay! Tôi không bao giờ tha thứ cho kẻ nào dám xúc phạm tôi!
        Đấy chuyện là thế, em bước chân khỏi nhà từ hôm qua. Cái ông người mà sống kiếp "Thân cư thê" thì ra khỏi nhà bất kể khi nào nếu đó là ý muốn của hiền thê. Nhà em ở Hàng Gai ngay đây thôi.

***
       Ta nhớ ra rồi, người mà đến giờ ta cũng chẳng thể biết tên bạn ý, vẫn gọi bạn ý là thằng Bách Khoa (học Bách Khoa) chơi cờ tuyệt đỉnh thông minh ngày xưa. Còn cô gái sáng nay thuận đường xe buyt cùng ta chính là vợ (thằng Bách Khoa). Ta đã không nhận ra, nhưng ta đoán cô ý đã nhận ra ta, cái cách nói chuyện nghĩa là ta đã bị lỡm... hihi hay thật!

42 nhận xét:

  1. Hí.....Hí.......
    Cứ đặt viên gạch giữ chỗ cái đã, rồi ngày mai tính sau.
    Hí.......Hí.......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đúng gần nhà Trần Đình Dũng chỉ thích "thời bao cấp" Cứ chỉ ưa "Đặt cục gach - chặt miếng đất"... Cơ mà thôi dù sao cũng là người đầu tiên xông đất.
      Hihi!

      Xóa
    2. Cũng phải thừa nhận rằng cô Thẩm phán tài thật.
      Một cao thủ như anh Sỏi, nhưng chỉ qua một buổi trò chuyện ngắn thôi, cũng đã bị mê hoặc đến nỗi quên hỏi tên và xin số điện thoại.

      Xóa
    3. Há há !
      Thằng em lựu đạn!
      Cô ta rất tài, có một không hai ở đời này!
      Cơ mà đúng ra, cô ấy là chuyên viên của bộ tư pháp, còn bố của cô ấy mới là Thẩm phán của tòa án TP Hà Đông. Mà em soi anh ác quá chứ ... Đó là vô tình dẫn tới quên chứ, có đến nỗi nào mà mê hoặc...
      Há há!

      Xóa
  2. Hihi câu chuyện của anh tự thuật thật hay và hài hước đáo để.
    Em tiếc quá sao anh lại không là một nghệ sĩ hài nổi tiếng nhỉ???
    Nhưng em nghĩ tội và tức cho anh chàng Bách Khoa kia quá đi,em mà ở hoàn cảnh của anh ta thì bỏ quách cô vợ ko biết điều dám coi thường đức phu quân kia đi.Nam nhi mà lấy đâu chẳng đc vợ cần quái gì anh nhỉ ...Hhihi...
    Chúc anh hậu 2/9 đi chơi với nàng thật vui nhé anh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em thật nhiều!
      Cậu ''Bách Khoa''ứ bỏ được, mọi cái phụ thuộc, mà cậu ấy lành như đất ấy, con bé "Tư pháp" nó lo mọi nhẽ. mà có cái rất hay nó nóng nên, nó đấm đá tơi bời, có khi đuổi đi xong khi nguôi giận nó lại đi tìm về...Vậy nên hơi đuổi là bạn Bách Khoa lại đi đến nhà bạn bè hay ai đó trú ngụ và chờ vợ đi tìm ...Há há!. Đời lắm chuyện lạ quá cơ !!!

      Xóa
    2. Cái cậu " Bách Khoa" ấy là bạn của tôi đấy.
      Cậu ấy tâm sự với tôi: Tôi sinh vào giờ Hợi, cung thê (trong lá số Tử Vi) của tôi có sao Tướng quân. Vợ tôi thì cung phu của cô ấy cũng có sao Tướng quân. Số giời rồi, không thoát được đâu.
      P/S:Tôi cũng chỉ biết nghe thôi, còn vì sao lại như thế chắc chỉ có thầy xem tử vi Hòn Sỏi mới giải thích được thôi.

      Xóa
    3. Há há!
      Vậy là đụng chạm rồi ...Hay quá !
      Cái anh ở vào cung "Thân cư thê" là người đàn ông sướng phải biết! Cái số ấy là số "Tọa hưởng kỳ thành" Nhất đấy !
      Đúng là số giời đã định, không thể thoát được sun sướng...Há há!

      Xóa
  3. .Đến thăm cựu binh nơi này
    Cái khướu kể chuyện thật hay anh à
    . Đàn bà đẹp ở sắc hoa
    Sao anh hài hước thế mà thêm hay
    . Dẫu vợ đã cưới liền tay
    Mà trăm việc đúng cả ngày như đêm
    . Thì người xin cứ ngọt mềm
    Trá ý nàng ấy suốt đêm lạnh lùng
    . Anh ơi đã ước mơ cùng
    Thì chồng với vợ cùng chung ý đời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đời mà lắm chuyện bạn ơi
      Vợ mà tài sắc thì trời cũng thua
      Trêu nó tức đòn búa xua
      Nó lại học võ từ xưa đừng đùa
      Thôi thì nhịn cũng chẳng thừa
      Cơm sôi nhỏ lửa chẳng rơi hạt nào
      Cả làng sợ vợ có sao
      Thế gian vậy cả chẳng bao giờ hèn
      Đêm buông đến lúc tắt đèn
      Tối như bịt mắt ai thèm trách ai...!

      Hhi!

      Xóa
  4. Hihi...
    Sỏi anh với anh Viết Tân
    Cùng chung một ý trăm phần thật hay
    Cùng sợ vợ như xưa nay
    Ông cha để lại giờ này các anh
    Nhịn nhường cho đời thêm xanh
    Cho vui gia đạo yên lành ấm êm
    Trên đời nhất vợ nhất em
    Cả làng như rứa ai thèm cười chê
    Như vậy các nàng mới mê
    Mới thương mới dấu mọi bề các anh ...hihi...

    Chiều an lành thật vui nhé anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Há há!
      Sợ vợ là lẽ tất nhiên
      Đùa với sư tử chết liền chẳng oan
      Vậy nên với vợ phải ngoan
      Vợ dày hay phạt chỉ toàn dạ vâng
      Còn khi nhớ Phở bâng khuâng
      Thì phải khéo không để phiền vợ yêu
      Thật tình mà giống như điêu
      Khổ thế cơ có dám liều đâu em!

      Cảm ơn em thật nhiều! Hihi!

      Xóa
  5. Anh Sỏi mà cũng bị lỡm, đen thật!
    Hì hì hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Há há!
      Chuyện bình thường như thường tình...!
      Nghịch ngợm quậy phá như Hòn Sỏi thì bị lỡm, bị lừa thường xuyên bạn hiền ạ! Đúng là rất đen...như lời câu cải lương "Cuộc đời đen ...quá đen, như đời con chó đen lang thang ăn về đêm"
      Cảm ơn bạn hiền nhiều!

      Xóa
  6. Thu ơi lác đác lá vàng bay
    Cuộc đời rối tóc vẫn thế này
    Anh Sỏi mà cũng bị mắc lỡm
    Thì em tráng sao khỏi gió mây
    .
    Ngày thứ bảy vui nhiều anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ gió thu về lá vàng bay
      Trời đùa cợt mãi kiếp đọa đày
      Thôi đành chịu tiếng hẩm hiu vậy
      Cũng đã kêu giời - giời chẳng hay!

      Hihi!
      Cảm ơn bạn hiền thật nhiều!

      Xóa
  7. Kkkkk. Quá đáng vừa thui ông Ca bụng bự. Đọc mà cười mún xỉu. Há há

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quên. Cho em hỏi. Em nghe nói nước sông Tô Lịch thúi lắm hả Ca?

      Xóa
    2. Há há!
      Chào em gái "lựu đạn"!
      Sông Tô Lịch ngày xưa thúi chứ giờ được chú ý cải tạo đỡ nhiều rồi, tuy nhiên vữn thúi! há há!

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Chào Có khi nào.
      Sông Tô Lịch chỉ là không được thơm thôi, không phải thúi đâu nhá!
      Há........Há........

      Xóa
    5. Đúng rồi.. Há há!
      Nếu ngồi đầu gió thì không có mùi gì...Hễ ngồi cuối gió hoặc sáng ngày ra thì có mùi lạ... không phải mùi thơm...!

      Xóa
    6. Đã có cả một câu thơ:
      Sông Tô Lịch vừa trong vừa mát.
      Hai bên bờ bát ngát hàng tre.
      Đó là khung cảnh ngày xưa anh Sỏi ơi!

      Xóa
    7. Bây giờ thì chặt hết tre rồi, bờ sông thì kè bằng đá rồi, nhưng nước sông thì lại không được trong, được mát như ngày xưa cũ.

      Xóa
    8. Đúng ra mà quy hoạch tốt thì Sông Tô sẽ rất đẹp. Thực ra cái tên thì mĩ miều quá, chẳng ăn nhập gì với văn hóa, ý thức của người dân cũng như của chế độ. Bây giờ thì sông Tô chỉ là rãnh thoát nước của TP. nó đã chết từ khi đất nước đổi mới rồi! Thật tiếc phải không em!

      Xóa
    9. Tô Lịch này xưa:

      ''Nước sông Tô vừa trong, vừa mát
      Em ghé thuyền đậu sát thuyền anh
      Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
      Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêu''

      Nói về Sông Tô nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Huy Hoàng có bài thơ đọc đau hết cả tim gan.

      GIÁ ĐỪNG VỀ LẠI SÔNG TÔ

      Tô Lịch đấy ư?
      Lặng người
      Bên xác một dòng sông nát rữa
      Tuyệt vọng như kẻ bị lừa
      Bởi một câu thơ đọc không còn đúng chỗ.

      Thà phải nhìn một dòng sông thương tích
      Qua thiên tai hay lửa đạn chiến tranh
      Để mà thương, để mà nhỏ lệ
      Còn hơn phải nhắm mắt, rùng mình!

      Những bè hoa rau muống tím đâu rồi?
      Những nương dâu đôi bờ ngút ngát,
      Và đâu rồi tiếng mái dầm vỗ nước,
      Cá đêm mưa nhảy tóe sóng mạn thuyền?

      Và đâu rồi mái đình soi bóng nước
      Mõ cầm canh điếm lửa đỏ cuối làng
      Bãi mơn mởn xanh một màu húng Láng
      Sông trải dài như lụa dưới đêm trăng?

      Xót xa những hàng cây còn sót lại
      Tán lá xanh ngộp thở suốt tứ mùa.
      Loài thủy sinh, thủy cầm hay bèo cỏ
      Sống chập chờn trong ký ức người xưa!

      Câu ca dao một thời không còn nữa
      Dòng sông cũ bây giờ không còn nữa
      Những phố bê tông,
      Rác rưởi
      Sự vô cảm, thờ ơ
      Đã giết chết nó rồi.

      Giá đừng thăm lại sông Tô Lịch
      Có phải là vết thương này không xát muối lòng tôi?

      Xóa
    10. Những chuyện như vậy thì không riêng gì con sông Tô Lịch đâu anh, cả Việt Nam này cơ à.
      Ngay cả khu Tam Cốc, Bích Động quê anh cũng thế. Em đã được nghe một chuyên gia người Pháp nói về Tam Cốc, Bích Động như thế này: Người phương tây đi du lịch là họ tìm kiếm những nét tự nhiên còn hoang sơ, họ không đi ngắm cái bờ kè các ông mới xây đâu, người phương tây chúng tôi xây dựng tốt hơn các ông rất nhiều. Lẽ ra, các ông chăm sóc hệ sinh thái tự nhiên cho tôt, không xây kè đá thì sẽ có nhiều khách hơn rất nhiều.

      Xóa
    11. Thế anh mới nói rằng tại Văn hóa, tại chế độ... Vân vân và mây mây. Anh nói thật với Khoa anh đến Bái Đính cả chục lần chưa bao giờ anh thắp hương vì anh nghĩ ở đó Phật không ở . còn Tràng an trong đó có Tam Cốc là di sản mách qué, Tại sao Di sản thế giới lại do tư nhân quản lý(nhất là đất nước này). Tất cả chẳng có gì đáng nói nếu không nói sông Tô thối nghĩa là chế độ thối! Hầu như lãnh đạo và quản lý xã hội là bọn vô học. bằng cấp của họ không chuyên tu thì cũng tại chức. Học vậỵ thì hiểu biết được bao nhiêu, nhưng người ta vẫn quản lý xã hội đấy!
      Mà em ạ mình chỉ nói ở khía canh văn hóa thôi. Nhạo báng cái thói đời rởm thôi.
      Hhi!

      Xóa
    12. Nhất trí ạ.

      Xóa
  8. Gía mà ta có phép thiêng
    Gọi mưa gọi gió mưa xiên má đào
    .Thì ta đâu cứ hanh hao
    Một vòng tay ấm nghiêng chao của người
    .
    Chủ nhật vui nhé anh -Cựu binh ơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phép thiêng liệu có khi nào
      Vòng tay ôm một ngôi sao chân dài
      Bao năm mơ phí mơ hoài
      Trời tham nên chẳng cho ai phép thần ...

      Cảm ơn bạn hiền thật nhiều!

      Xóa
  9. Thì ra anh là "cụ giáo " tương lai hả? Hihi
    😊😊

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ có nhẽ đúng!
      Bây giờ có người cũng đã gọi anh là ông rồi, mà Ông và cụ không có khoảng cách , Hihi!
      Cảm ơn Miss!

      Xóa
  10. Và từ chức Cụ đi đến chỗ hư vô cũng không có khoảng cách.
    Há.......há..........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái mồm cái mồm !
      Ai mà chẳng về với hư vô chứ! anh đang sợ chết đây!

      Há há!

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Ơ hay nhỉ?
      Cứ viết rồi lại xóa là sao? Ngại gì à?
      "Làm trai không sợ gai góc - Làm gái không sợ cọc đâm"
      Chẹp!

      Xóa
    5. Anh không nên sợ, cái chốn ấy chắc chắn là sung sướng và thoải mái lắm! Nên em chưa thấy ai bỏ về từ nơi ấy đâu.
      Thật đấy! Không tin thì anh có thể kiểm tra.
      Há........há......
      P/S: Phục hồi cái thứ nhất.
      Em cũng đã đi, đã đến rất nhiều chùa chiền. Cũng chưa bao giờ dám thắp hương lễ Phật. Bởi vì: Em tự nhận thấy bản thân mình chưa xứng đáng làm đệ tử của Phật môn, trong người em cái sự THAM, SÂN, SI hãy còn mãnh liệt lắm. Chưa dứt được anh ạ!
      P/S: Phục hồi cái thứ hai.

      Xóa
    6. Ừ nhỉ !
      Đúng là xem lại thì anh cũng không phải là phật tử...Há há!
      Chắc là tặc tử thôi! Cơ mà cái gì tử cũng được, bất tử thì càng tốt!
      Hihi!

      Xóa
  11. Bạn có nhiều chuyện hay quá.
    Chúc bạn luôn vui khỏe nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Thu Yến thật nhiều !
      Sỏi luôn nghĩ đến bạn. Mong bạn khỏe và yêu cuộc sống!

      Xóa