Đầu xuân viết chút gì bây giờ. Mà nói là đầu xuân cũng chẳng phải, tháng 2 âm lịch rồi. Lạnh chưa hết cũng chưa tới lúc nắng chang chang. Cô cháu gái mang tặng cái chén tống bằng bạc. Ôi dào sực tỉnh với cái không khí vừa đủ thế này, có lẽ chỉ có ấm trà là phải nhẽ. Con bé cháu cũng là bạn trà tâm đắc nhất. Tính tôi hay viết theo kiểu đặt câu của văn nói. Nghĩ sao viết toạc ra như vậy, có người bảo hay, dễ hiểu , cơ mà cũng có người nói là thô thiển. Thây kệ, đó là đánh giá thì thế nào cũng được. Nhưng trong chuyện nói về chén trà thì dẫu theo kiểu nào đi chăng nữa, trong không gian nào đi chăng nữa, vẫn rất dễ tìm ra trong chén trà những miên man tâm tình của những kẻ như bọn ta, hihi! Tự cho mình là những tao nhân mặc khách. Thưởng trọn vẹn tiệc trà để cảm nhận vị trà trong từng giác quan, tựa hồ như được trải hết lòng mình với bạn tâm giao.
Cháu gái tôi đây làm trong ngành du lịch, nhiều năm nay tôi vẫn gọi nó là bà “Đồ gàn”, nó học Hán Nôm của Đại học Huế. Mà nó gàn thật, chính cái gàn ấy lại hợp với tôi. Hai chú cháu có thể trò chuyện cả ngày mà không hết, nhiều năm rồi mà vẫn có chuyện để nói với nhau. Nếu vì một lý do nào đó, người nhà nó muốn hỏi và tìm nó, thì ai cũng sẽ là: “tìm sang bên nhà chú Sỏi”.
Biết cả
hai chú cháu thích uống trà, ông hàng xóm nguyên là phó giám đốc sở công an nói
: “Trà thì có gì thú vị lắm đâu, đắng bỏ mẹ, đã thế uống vào còn mất ngủ!”.
Đúng thế! Vị đắng và sự mất ngủ ấy, khiến tình cảm của người ngoại đạo lần đầu
thưởng thức dễ bị chia phôi, nhất là những người thiếu tính kiên nhẫn. Nghĩ
nghiêm túc để nói về trà, có gì đó rất giống với người con gái quen sống vội,
tác phong hiện đại, nhất là những cô gái trẻ, nó phảng phất chút e dè, nhút
nhát, thậm chí xa cách ngay từ buổi sơ giao. Nhưng cứ mạnh dạn mà làm quen, mà
tiếp xúc, càng tiếp xúc nhiều, sẽ thấy trong những vị đắng kia là cả một tình cảm
dạt dào. Có thể một chút mất ngủ sẽ là một mối gắn kết thân thương, khó mà dứt
ra được. Có câu thành ngữ “Khổ Tận Cam Lai”. Hóa ra trong thú uống trà cũng thế,
vẻ đắng khó chịu từ cái nhấm nháp đầu tiên. Nhưng ngay sau cái đắng ấy là vị ngọt
thanh cứ nhấn nhá, ẩn hiện mãi trong vị giác của người thưởng trà. Phải có thời
gian mới cảm ra vị ngọt của trà, phải có thời gian mới hiểu rằng trà có hậu vị,
trà chỉ ngon khi bắt đầu bằng vị đắng. Còn về sự mất ngủ ư, uống thường xuyên
thì sẽ chẳng mất cái gì cả. Cuộc sống nơi trần tục nhiều hệ lụy, trà giúp cho
con người tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục, xoá tan cảm giác tĩnh mịch
trong tâm hồn. Uống trà là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi giới ưa
chuộng. Pha trà mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng lắm chứ. Thật
là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý. Dù mưa nắng, sớm chiều, buồn vui,
khách không thể từ chối một chén trà trong khi gia chủ trang trọng hai tay dâng
mời.
Thưởng
thức trà là cả một nghệ thuật, từ không gian bài trí, từ chỗ ngồi, đến trà cụ.
Khi có trà ngon thì cách pha trà là nghệ thuật mang tính triết luận, người uống
trà phải đạt được trạng thái thanh tịnh nhất trong tâm hồn, người uống trà thế
này gọi theo lối tôn sùng là người thưởng trà (Người thưởng trà tôi vẫn gọi là
Trà Nô). Vâng! đã là Trà Nô thì phải có kiến thức uyên thâm về trà, pha chế đơn
giản nhưng lại rất khắt khe về hương và vị.
Tất - lẽ
- dĩ - ngẫu trà ở đây là trà khô, được hãm bằng nước sôi và rót ra chén thưởng
thức. Pha trà không quá phức tạp nhưng cũng không phải đơn giản. Nước máy không
thể phà trà được. Chú cháu nhà Sỏi thường dùng nước mưa. Hôm nay cháu sốt sắng
pha trà, tôi nhìn theo tay nó. Tất pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao
nhiêu thì mỗi loại trà lại thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Nó cần nhiệt độ
cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Nhưng cũng cần hiểu, phải dùng
nước nguội hơn cho các loại trà có hương vị tinh tế. Có loại trà như Long tỉnh
nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy”, làm mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước
quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà
không được hòa tan.
Khi lấy
trà cho vào ấm gọi là đong trà, phải dùng thìa tre hoặc gỗ, tránh bốc lấy bằng
tay vừa mất vệ sinh, không lịch sự lại vừa làm mất hương trà do dầu ở tay gây
ra. Chờ cho nước sôi thì rót vào ấm để thức trà, nhiều người gọi là “tráng
trà”, ôi nghe ngang quá! Trà vốn chế biến cẩn thận thì sạch chứ có bẩn đâu mà
“tráng”, “thức trà” thì nghe ngon và hay hơn. Tay con gái mềm mại, thức trà rất
dẻo xoay theo chiều kim đồng hồ trông có khác gì nghệ sỹ múa. Tôi chợt hình
dung trong gia đình, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời đàn
ông. Người ta có thể cùng uống trà trong yên lặng suy ngẫm, như để giao hoà với
thiên nhiên. Thật tuyệt vời nếu bố mẹ chồng của cháu gái tôi cũng là Trà Nô để
lấy lòng bố mẹ chồng bằng kỹ thuật điêu luyện thế này thì tuyệt đỉnh, chẳng còn
gì hơn để nói.
Theo Sỏi
một bộ đồ trà cụ đủ để dùng gồm có 1 khay, 1 ấm, 1 lồng lọc, 1 tống, 3 chiếc
quân, 1 hoả lò, 2 ấm đun nước, một kẹp để gắp chén, một thông vòi. Thông thường,
một bữa trà thường sử dụng “Nhất tống tam quân” (1 ấm ba chén). Các cụ có dặn
là “Trà tam, tửu tứ, du hành nhị”. Tối đa người xưa cũng chỉ khuôn lại 3 người
dùng trà để hạn chế tạp khách, giữ cái sự cái tao nhã của bữa trà. Khi rót nước
vào ấm để hãm trà bao giờ cũng rót theo nguyên tắc từ thấp đến cao, rót từ từ rồi
mạnh dần nhằm làm cho các cánh trà được ngấm đều. Khi trà đã ngấm, ta trút ra
chén tống rồi từ đó rót đều ra các chén nhỏ “quân”. Làm như vậy, lượng trà vào
các chén là như nhau, không có chén nào đậm quá hay nhạt quá.
Uống
trà cũng phải uống chậm, từng ngụm nhỏ, để cảm nhận vị thơm ngon của trà, hơi ấm
cuả chén trà tỏa vào vào không gian, tràn ra hai bàn tay ấp ủ nâng chén trong
muà đông tháng giá, làm ấm lòng lên đấy. Thường thường người uống trà khi nâng
chén lên không uống ngay mà vừa nâng vừa đỡ, lòng bàn tay chụm che kín miệng
chén, đồng thời đưa cao chén trà lên sát mũi, để làm gì ạ! Để hít hà cái hương
thơm nồng, từ cái hương trà có thể đoán trước được vị ngon của chén trà. Sau đó
mới nhâm nhi từng ngụm. Không chỉ thưởng thức trà bằng vị giác mà người thưởng
trà còn biết cảm nhận bằng mọi giác quan, từ vị giác, thị giác đến khứu giác,
thính giác. Uống trà cùng nhau là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn
hoá và cảm tình của các Trà Nô. Bên ấm trà ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp,
dưới ánh trăng thanh gió mát mà luận bàn thế sự thì còn gì thú vị hơn nữa. Bạn
trà kinh niên của Sỏi là một cô gái trẻ, khi hai chú cháu ngồi với nhau bên
chén trà thường dùng chuyên Tử sa nhị ẩm. Nhị ẩm là hợp lý khi uống trà với một
người tri kỷ trong một không gian yên tĩnh, vắng lặng. Hai người nói lên tâm
tình của mình bằng tất cả tấm lòng chân tình, chia sẻ những câu chuyện nhẹ nhàng
và sâu lắng, rất mực trong sáng và tao nhã.
Sỏi
thích trà, thích nhất là “Trà tầu - Ấm đất”, dùng thường xuyên nhiều năm nay,
cũng say mê cố công để có nhiều những chiếc ấm đẹp. Chủ yếu là ấm Tử sa, mỗi loại
dưỡng và để dùng cho một loại trà. Mỗi khi tàn tiệc trà bảo quản ấm cũng thành
thói quen, rất cẩn thận cầu kỳ. Khi pha trà xong thì đổ hết bã trà trong ấm đi,
dùng nước sôi tráng sạch trong và ngoài ấm rồi dùng khăn sạch để lau, thường gọi
là dưỡng ấm, xong rồi để ấm ở nới khô thoáng. Nếu không đổ bã trà mà để quên
trong ấm đến khi trà bị thiu mốc ngấm vào làm hỏng ấm, do ấm Tử sa hấp thụ mùi
rất tốt. Kiêng kị tuyệt đối không rửa ấm bằng xà phòng hay nước rửa bát vì mùi
hóa chất có thể ngấm sâu vào trong ấm rất khó tẩy đi. Chỉ rửa ấm bằng tay dưới
dòng nước sạch là đủ, sau đó dùng khăn khô lau lại. Nếu có thời gian thì nên
lau ấm thật kỹ bằng khăn không xơ hoặc dùng tay đẻ xoa, chà xát trên thâm ấm
(mùa đông lạnh cắt da mà cầm chiếc ấm vừa pha trà xong, ấm sực lên xoa thú lắm ấy)
khi đó chiếc ấm sẽ lên nước bóng rất nhanh theo thời gian. Nhìn chiếc ấm tử sa
yêu thích cứ bóng lên từng ngày thì sẽ càng yêu quý chiếc ấm ấy hơn.
Anh Sỏi tân trang nhà mới, hi hi hi...
Trả lờiXóaDVD chỉ thích uống chè, hì hì hì...
Hihi! Cảm ơn ĐVĐ!
XóaỪ nhỉ thấy anh DVD com HN mới để ý thấy nhà anh hôm nay là lạ và sáng sủa hẳn ra nhưng ko thấy hồn thơ nó hiện ra nơi nào cả.
Trả lờiXóaHN chẳng thích uống chè đúng là ĐẮNG BỎ MẸ như anh hàng xóm của anh phán đó...Hihi...
Chiều cuối tuần thật vui nhé anh!
Cảm ơn Hằng Nga đã ghé thăm anh!
XóaVậy là Anh hạnh phúc quá rồi. Thưởng trà được như thế là an vui, nhẹ nhàng rồi. Anh viết bài này hay quá!
Trả lờiXóaCảm ơn Hoa anh đào. Anh đoán chắc là em gái cũng thích trà, đúng không?
XóaVâng, em thích uống trà nhưng lâu lâu mới uống, thường là thứ bảy, chủ nhật hay các ngày nghỉ lễ, còn ngày thường em đi làm từ sáng sớm chẳng thể ngồi ung dung thưởng trả được. Mà em uống trà đơn giản lắm, không có được ấm tử sa như Anh đâu, em cũng không có cái cốt cách thưởng trà tao nhã như Anh. Em chỉ làm được việc rửa ấm chén, tráng nước sôi; pha nước nóng rửa trà lần 1; rồi pha nước,đưa tách trà lên hít nhẹ mùi hương trà nóng, một lúc là uống, uống từ từ chậm rãi, từng chút một nhấp hớp trà "nghe" vị đắng hậu ngọt nhạ nhàng, tâm yên tĩnh, thứ thái,... Em bình dân lắm luôn.
XóaThực ra uống trà nó cũng là một cái thú vui, mà cái cách dùng trà như em cũng là trọn vẹn thú vui ấy rồi, em còn trẻ dĩ nhiên mưu sinh là tất nhiên, anh tin là khi nghỉ ngơi như anh em cũng sẽ thản nhiên, đàng hoàng lắm. Cảm ơn em, chỉ mong em luôn có nhiều niềm tin với cuộc sống và hạnh phúc với nó!
Xóa“Bình minh nhất trản trà...”
Trả lờiXóaMN ghé thăm HS đọc bài .Chúc HS luôn vui và hạnh phúc với thú uống trà nhé.
Cảm ơn MN đã ghé thăm Sỏi!
XóaHN sang thăm chúc anh một tuần mới nhiều may mắn thật vui với thú vui thưởng thức trà nhé!
Trả lờiXóaCảm ơn em đã sang anh!
XóaEm qua thăm nhà anh nè. Em đọc hết rồi nha, hi hihi :)
Trả lờiXóaAnh cảm ơn tunrua, tuần mới nhiều may mắn em nhé!
XóaPha trà và thưởng trà tinh tế quá. Chắc cũng phải học mới làm được phải không anh?
Trả lờiXóaNgười bạn tri kỷ lại là cháu gái, yêu Hán Nôm, chắc cũng phải có tầm hiểu biết nhất định về văn hoá và lịch sử, như vậy hai người,hai thế hệ có thể ngồi đàm đạo, thật đặc biệt.
Chúc anh ngày mới vui.
Cảm ơn HAN đã tới thăm và chia sẻ cùng anh, những ngày cuối tuần vui khỏe em nhé!
XóaThưởng thức trà sẽ mất ngủ triền miên anh ơi...hihihi...
Trả lờiXóaBuổi sáng tốt lành thật vui nhé anh!
Uống trà rất hay mà em, không mất ngủ đâu. Cảm ơn em!
XóaUống trà cùng với bạn hiền
Trả lờiXóaThanh tao lạng mạn như tiên cõi trần
Ước chi anh ở ngay ngần
Anh là tri kỷ bạn thân uống trà
Ước luôn ta ở chung nhà
XóaSớm hôm thanh thản chén trà bên nhau
Chẳng màng thế sự trước sau
Không sân si cũng chẳng giàu bận tâm
Nhẹ nhàng thơ phú tình thâm
Khi không lướt web ca cầm làm vui!
Anh cảm ơn em đã ghé thăm và để lại thơ hay!
Anh ở miền xuôi em trên miền ngược
Trả lờiXóaHay chúng mình chơi cá cược một phen
Thử chung nhà một vài bữa làm quen
Ai đi trước người đi sau chiến thắng
Cược thế này thì em sẽ trắng tay
XóaVì anh là người rất hay chậm trễ
Về một nhà ư nghe sao thích thế
Nhanh lên nào ta cá cược một phen.
Có khoảng thời gian Miss thường xuyên uống trà, còn tham gia 1 câu lạc bộ trà thiền nữa. Ở đó toàn những người ăn chay trường mới hay chứ!
Trả lờiXóaSau đó thân với 1 cô gái, cô ấy lại thích uống trà nên thỉnh thoảng lại đi uống trà, nghe guitar...
Tính ra thì uống trà thấy mình trầm và dịu dàng hẳn anh ạ. Hihi
Hóa ra em cũng là người có thể dùng trà. Giá như ở gần mời em lại nhà chơi anh sẽ pha trà đón em thì hay quá! Hihi!
XóaCảm ơn em!
Những ngày cuối tuần thật vui nhé anh!
Trả lờiXóaHN chỉ uống nước trà pha đường thôi chứ uống ko thì đắng lắm uống ko đc anh ạ...Hihihi...
Anh cảm ơn em đã ghé thăm anh và chia sẻ cảm xúc cùng anh!
XóaLâu quá không vào trang của anh, hôm nay vào thì được đọc một bài hay quá!
Trả lờiXóaanh vẫn bình thường chứ ạ?
Đợt vừa qua cái tài khoản của em nó bị trục trặc quá, vào thì nó không hiện tên anh ạ.
XóaAnh vẫn bình thường và luôn nhớ bè bạn, các em!
XóaCảm ơn em đã ghé thăm!
Anh Sỏi vẫn ổn chứ?
Trả lờiXóaAnh vẫn ổn, cảm ơn em!
XóaLâu lắm sáng nay mưa - mát quá thành bị lạnh- tớ hãm một ấm trà- có lát gừng tăng nhiệt.
Trả lờiXóaCách nào để có một trang kiểu này này bác Sỏi - em chỉ có fb và zalo- không ngờ còn một " thể loại " hay thế này.
Người hiểu và dụng THIỀN như em cũng hay dùng trà và dùng ở trình độ rất cao (về kỹ năng). Anh tin là em dùng trà cũng thuộc hàng "Trà Nô" chứ chẳng vừa.
XóaSao em lại hỏi anh về trang web cá nhân, em cũng có một trang ONG đó thôi! Viết thêm đi chứ!