Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

19/09/12

TƯ CÁCH MÕ

            (PHẦN 1)


              Định bụng viết về yêu, thất tình. Rồi lướt web thấy những bài viết dài, thơ, chuyện ngắn chỉ rặt về yêu và thất tình. Thế thì thôi! Viết vậy, ai cũng viết. Cứ như phong trào thi đua thất tình ấy! Viết về cái gì? Lan man về văn hóa nhể?
              Mấy ngày nay chỗ nào cũng Đoàn Văn Vươn…Cái trang nhà TỄU còn tuyên dương bạn Vươn là anh hùng… “Xin cảm ơn đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã hướng về Hải Phòng, chia sẻ sự quan tâm, đồng cảm yêu thương và ngưỡng mộ đối với gia đình Anh hùng lấn biển Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn qua trang mạng nhỏ bé này…”
              Thú thật còn đang chưa biết nên viết thế nào. Mõ thò tay túi quần lang thang. Vào một quán ca phê sáng. Mắt thấy tai nghe hai Ả sồn sồn không hề e ấp, ngồi ngả ra ghế, gác chân lên bàn, cười hô hố. Mẹ kiếp đến ghét. Thời bây giờ, phụ nữ không cần phải e ấp, cười không che miệng, ăn không cần nhỏ nhẻ như chim, nhưng nếu thế này thì cũng không chấp nhận nổi. Đã là đàn bà con gái thì thời nào cũng cần cái duyên, cho dù tiêu chí về cái duyên mỗi thời một khác. Con gái đẹp mà vô duyên thì cũng chỉ như một bông hoa dấu sau đít “Lỡ ỉn” nên có mùi rắm thối mà thôi.
              Từng nhóm học sinh, tan học tụ tập quán nước vỉa hè đang “phun châu, nhả ngọc” tưng bừng. Phải chăng văng tục, nói bậy,  đã  ăn sâu vào từng lời ăn tiếng nói của thế hệ tương lai? Nói tục chửi bậy là biểu hiện xuống cấp của nhân cách mỗi con người. Khi sự xuống cấp của nhân cách trở thành trào lưu phổ biến trong xã hội thì đó chính là sự xuống cấp đáng buồn của đạo đức xã hội.
              Mà chuyện rất là lạ. Mãi chẳng sao, đang định viết về nói tục, thì ông bạn làm công an, từ Sài Gòn lâu lắm rồi nay điện hỏi thăm. Đến cái hỏi thăm cũng có phong cách của bố thí. Bạn rất giỏi nói, cái kiểu lẻo mép nói xong quên ngay. Nó cũng biết nói tục, có chết không kia chứ! 
              Nó không kém cạnh ai. Coi nói tục như ăn đặc sản gì đó! Ăn cho sướng mồm. Cái bọn tham nhũng không biết phân biệt giữa văn hoá và thực phẩm, vô phúc nhiễm phảy khuẩn tả thì bỏ xừ! Lại không biết giữ gìn nay họp, mai hành, nó lây lan sang lợn gà thì đại dịch, chứ không còn là chuyện bông phèng nữa đâu. Mõ nói thật! Kê ra những chuyện mắt thấy, tai nghe. Chỉ toàn chuyện vô lý trong một ngày tất cả những chuyện ấy nếu không nói tục hay chửi thề khi phải chứng kiến thì có lẽ cũng ung thư, chết mẹ thằng Mõ tám đời rồi.
             Ý chết! Mình lại chửi thề rồi!  Khổ thân! Ngồi nghĩ lại thì thấy rằng Mõ cũng nói tục, thành tật rồi. Đi lễ, vào bao nhiêu đền chùa mà có khỏi được thói nói tục chửi thề đâu. Đời bốc mùi. Kinh!
             Để ý thì thấy  mọi người bình thường, khi nói hay khi ăn, cái miệng cứ khép mở hồn nhiên. Mà những thứ dùng làm thức ăn của họ, đều là loại bình thường tử tế. Không giống bạn Mõ, người ta bảo rằng làm quan “Miệng có gang có thép”. Lại nói đến thằng trẻ chăn trâu ngày xưa, giờ làm quan nên thửa lại bằng kim loại quý. Nói vậy như chuyện bọc răng vàng, răng bạc ấy .    
             Thực ra  miệng chúng có bạc, có vàng ròng. Còn gấp cả ngàn cái bộ răng ấy chứ. Thì thành ngữ  “Ngậm miệng ăn tiền”kia mà . Hèn chi! Tất cả những người ăn được tiền không ai biết nói tục.
            Cứ nghe họ đọc diễn văn, hay khi họ đăng đàn diễn thuyết, ngôn từ thanh tao, cao siêu sạch sẽ, khoé miệng họ nhoẻn cười cho âm hưởng vút cao bay bổng. Các bạn đừng suy diễn lung tung nhé! Đừng cho những người nói giỏi, nói hay là phét lác đấy, không phải vậy đâu. Nhiều lãnh đạo, cao hứng buột miệng “Lỡ mồm” văng tục, thì cũng thành câu thành cú, như những câu đối, cân chỉnh đuôi đầu trên dưới. Người thường nghe cũng thấy mát tai , lâng lâng sảng khoái.  
            Về hiện tượng văng tục, chửi bậy lẽ ra chỉ xuất hiện ở những người "ít học". Nhưng tình trạng đáng xấu hổ này lại ngày càng phổ biến ở tầng lớp được cho là "nhiều chữ nghĩa" kể cả ở chốn cao siêu như là giảng đường đại học, có giảng viên hồn nhiên văng tục, thậm chí còn chửi bậy rất nhiều.
            Va chạm giao thông,  đầu tiên là hùng hổ chửi nhau. Ai nhanh miệng chửi trước, chửi hùng hồn hơn, người ấy chiếm ưu thế. Người nào chửi dài hơi hơn và độc địa hơn, người đấy có lý.
            Thậm chí ở H N còn nổi tiếng với quán chửi. Đến mức độ có một câu chuyện hài hước là: Các anh giai Sài Gòn kháo nhau mua vé tàu hỏa ra Hà Nội để "thưởng thức" cháo chửi, phở mắng... Đau lòng hơn, họ lại muốn xem người Tràng An tiếng là thanh lịch khi chửi bậy sẽ như thế nào!
            Các em, các anh và cả các chị nữa cứ nghe nói thanh lịch như người Tràng An … Giờ mà nói vậy nghe nhạt thếch.
            Mõ thấy mấy ông viết vài bài báo còm, vài quyển sách mỏng, nói về ba cái món ăn ngoại tỉnh, nhập vào HN, khen lấy khen để. Còn nhạt hơn cả nước ốc, ấy thế mà ai nấy gọi các vị ấy bằng cái danh rất nặng “Nhà Hà Nội Học”. Không thấy có nhà Hòa Bình học hay nhà Thanh Hóa học, Thậm trí đến Thành Phố Hồ Chí Minh học cũng không thấy có nhể. Mấy ông này nói tục nói phét như ranh, cũng cần đánh giá đúng công của các vị về phổ cập nói tục.
           Bây giờ “Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công” Người ta đã thay từ “Không” bằng từ “Đéo” lâu rồi. Mặt phố thủ đô cái gì cũng "đéo". Trẻ con đéo, thanh niên "đéo", các cụ cũng "đéo". Đấy! ở trường học trẻ “đéo” rất sôi động, về hội người cao tuổi cũng “đéo” vô tư. “Đéo” có nghĩa là: “đéo có cái gì mà không đéo”.
           Ngày xưa, mà chưa xưa lắm đâu chỉ vài năm thôi, anh đọc trên mạng có một câu chuyện anh nhớ mang máng biên lại nhé!
            Một ông người Việt hộ khẩu tây. Có người quen là tổ trưởng một tổ dân phố văn hóa. Muốn đến thăm ông tổ trưởng, không biết nhà nên phải hỏi thăm. Thấy mấy đứa trẻ đang nô đùa, ông hỏi: "Các cháu có biết nhà ông  tổ trưởng ở đâu không?"
             Một đứa con trai, nhìn ông, đáp gọn: "Biết, nhưng đéo nói!" 
            Ông "tây" lắc đầu, đi sâu vào khu phố văn hoá, gặp một thanh niên hỏi: "Anh ơi, anh có biết nhà ông tổ trưởng ở chỗ nào không ạ?".
            Gã này chẳng thèm nhìn người hỏi, trả lời cộc: "Ðéo biết!"
            Khi gặp ông tổ trưởng,  đem chuyện này kể cho ông ta nghe và phàn nàn: "Phụ huynh ở đây, không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói mất lịch sự thế!" Chẳng cần suy nghĩ gì, ông tổ trưởng  trả lời ngay: "Có dạy nhưng chúng nó đéo nghe!"
             Lúc ấy cô em gái của ông trưởng phố, là cô giáo dạy văn đi dạy về, đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời, cô giáo kể lại một câu chuyện:  "Hôm em giảng văn, có kể về sự anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta trong đánh Mỹ. Cô gọi một em học trò cắt nghĩa hai chữ: "dũng cảm” là gì?
              Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp: “Nghĩa là... đéo sợ !"
Sau cô có cuộc tiếp xúc với trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận. Đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ " dũng cảm" là: "đéo sợ!" cho ông nghe.
             Nghe xong, trưởng phòng đăm chiêu, ra điều suy nghĩ,  lúc lâu. Ông gật gù như một sự uyên bác:  "Ừ nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!"
             Mõ là cá nhân trong xã hội, hay có thể nói như một thằng ngu; tôi cũng chỉ là một tế bào của một cơ thể đang phân hủy. Thì việc bốc mùi đương nhiên rồi! Nói tục không tự ai sáng tác ra, mà nó là sáng tác tập thể. Cứ như đọc ca dao, dân ca…
              Điều Mõ muốn nói, Mõ đang sống trong môi trường rất tục. Có nhẽ nào anh lại tự tách mình đứng ngoài xã hội. Anh còn chưa nói tới nơi này Mõ luôn đau đáu tự hào về mảnh đất văn vẻ và vật vã ngàn năm chứ chẳng ít.
  

13 nhận xét:

  1. Nặc danh27/12/12

    Sỏi rất có lí đấy.KH sợ nhất khi ra đường luôn cúi mặt chẳng dám nhìn ai vì sợ bị chửi, đi mua đồ cũng không dám trả giá vì sợ.HEHE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi KH ! Chắc là em thông cảm cho anh đấy nhỉ đúng nửa năm giòi mới giả nhời comment cua KH Thật tình không biết hi hi ! Kh tuổi quý Mão thì ít hơn sỏi chừng 5 tuổi nên sỏi gọi em cho tình cảm nha!

      Xóa
    2. Nặc danh15/7/13

      Cất kho lâu quá mới tìm thấy coi chừng mốc hết rồi Sỏi ơi.
      Vậy KH chào anh Sỏi nhé,anh Sỏi mạnh giỏi đầu tuần. Hihihi

      Xóa
    3. Cho anh xin lỗi mà hi hi! anh không biết nay bạn Ong khui ra đấy anh cảm ơn bạn Ong! Hi HI !

      Xóa
    4. Như vậy HN vẫn là em út ! Hè ...

      Xóa
    5. Chắc chắn vậy rồi! Út ơi!

      Xóa
  2. Thưa!
    Văng bậy có lúc tục lúc không phải không Bác?
    Nhớ một đoạn anh em mình hay đùa,nói ngọng này chửi thề này nhưng miệng cứ toét ra, mắt mũi nở ra rạng rỡ, có bạn bắt bình vì thấy anh đối xử với Ong kiểu "bụi", biết đâu Ong hiểu nên vừa thích vừa vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi này anh thường xuyên bắt gặp được ở Ong sự tinh tế trong đánh giá văn phẩm, Anh dốt văn nhưng giỏi nói tục. Giỏi cả tụ ái, ai khen thì thích mà chê thì tức tối không ngủ được. Hiểu như Ong làm anh thấy vui và cái vui ấy đích thị hài lòng rồi!hi hi Cảm ơn Ong!

      Xóa
    2. Này!
      Ừ là Lão dốt văn thì iêm nhận bố nó là iem mù chữ. Vừa thôi, kiểu cách quái gì Sỏi mến
      Hì hì.......nghe như Ong kiếm cớ nịnh anh ấyy nhỉ! Chán kiểu hiểu mà vờ vịt.

      Xóa
    3. Ong này Tớ thừa nhận tớ chỉ giỏi nói tục và chửi thề,Tớ mà vờ vịt ngỏm liền ...Thật đấy!

      Xóa
  3. văng tục là mốt đó anh, em nào không văng tục thì mời ra khỏi ... lớp học, qua thăm anh đọc bài có khá nhiều thông tin, hay có chưa được hay cũng có , như cơ bản nó giống như một bức tranh thêu lùa thùa đang chờ bàn tay mỹ nương khâu lại ... anh vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện bông phèng nói cho vui, bàn cho xôm vậy mà anh! Mong anh luôn vui khỏe nha !

      Xóa