Muốn thanh cao đi lên trời mà ở!   

28/11/14

VẪN Ở KINH KỲ



           Phải nói thật chơi Hà Nội chỉ có hai chỗ đáng chơi, đó là hai vũng nước. gọi xông xênh là hai cái ao, mà trác táng hợm hĩnh thì gọi là hai cái hồ… Dân gọi là hồ vì quen mẹ nó mồm rồi, chứ chẳng nhẽ gọi ao. Hoàn kiếm hay Lục Thủy nhõn có thế, giờ ta đến Dâm Đàm hay còn gọi Hồ Tây.
           Hà Nội quẫy đạp. Chuyển mình, đô thị hóa mịt mù. Một hiện tượng gậm nhấm đất đai, hai cái hồ giờ chỉ còn là hai cái ao, điều này ai cũng biết.
           Đến Hồ tây ngoài thứ bánh tôm đặc sản thời bao cấp, nay đã nhạt toẹt. Thì các con giời có chút sử thi bao giờ cũng nghĩ đến loài chim sâm cầm nổi tiếng:

Sâm cầm 
“Chim sâm cầm chao liệng với sương giăng
Cõng tiếng chuông cuối chiều về cùng sóng nước”

           Tên  sâm cầm bắt nguồn từ truyền thuyết: Tại một làng nọ,  dân bỗng mắc chứng bệnh lạ. Người cứ ốm dần mòn rồi chết , không có thuốc nào chữa được. Cô con gái người thợ săn chợt nhớ đến câu chuyện mà cha kể  trước đây rằng. Ở trên núi Trường Bạch có một loài chim thường ăn rễ của một loài cây cỏ. Do ăn loại rễ cây này mà chim đã chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và bệnh tật.
           Cô lên đường đi tìm thuốc quý về chữa bệnh cho dân. Vượt qua bao núi non mây phủ, giữa tiết trời băng giá,  đến được núi Trường Bạch, nhưng sức đã kiệt và thiếp đi.  Khi tỉnh dậy, cô nhìn thấy mấy con chim đang đào bới rễ một gốc cây  gần đó để ăn. Cô nghĩ  đó là loài cây mình đang tìm, bèn bò đến, đào rễ ăn ngấu nghiến vì đang đói và khát.
Thật  lạ, ăn xong, cô thấy người tỉnh táo và khỏe khoắn hẳn lên. Cô rất mừng, đào rễ cây đem về  phân phát cho những người đang ốm.
             Nhờ uống rễ cây này mà dân làng thoát chết. Từ đó, người ta đặt tên cho cây  quý đó là nhân sâm và loài chim sinh sống bằng rễ cây này là sâm cầm.
           Nói đến chim sâm cầm ai chẳng nghĩ đến Hồ Tây.
           Nghĩa là Hồ Tây phải có chim sâm cầm. Hỡi ôi cái sự bê tông hóa, nhưng sợ hơn là ô nhiễm và thô tục. Nhẽ vì vậy mà không thấy loài đặc sản chim giời ấy nữa. Nghe phong thanh chúng có trở lại, rồi thấy tởm quá hay thế nào lại bay vỗ cánh đành đạch và bay đi biệt tích. Tôi cũng mới chỉ nhìn thấy sâm cầm xa xa chứ chưa thực mục sở thị. Loài chim này có cổ và đầu đen tuyền ánh kim lấp lánh, mắt đỏ, mỏ dài nhọn có màu vàng nhạt, cái mào như cái sừng trên đầu  có màu trắng. Vào chiều tà, mỗi lần tung cánh bay, toàn thân chim lấp lánh trông rất đẹp mắt.
        Sâm cầm là loại chim di cư. Không rõ quê gốc chúng ở đâu, chỉ biết đến cữ đông sang, chúng từ phương Bắc bay về. Trước đêm về đến hồ Tây, loài chim này thường sà xuống khu đầm lầy dày đặc ở vùng ngã ba sông Hồng. Khi về Hồ Tây, chúng ở lại kiếm ăn trong suốt mùa đông, đến khi có những trận nắng hè sớm mới cất mình cùng đàn bay về phương bắc. Cả mùa đông, chúng bay đàn đông đặc hàng trăm con.
         Từ những thập niên 80 của thế kỉ trước, nghĩa là của ngày xưa, chúng bầy đàn nguyên thủy ở Hồ Tây rất đông, vui đùa trong đám lau lách hay các cụm sen, tán súng.
          Huyền thoại đầy màu sắc xung quanh loài sâm cầm đã khiến cho vua quan phong kiến xưa phải săn cho kỳ được. Thế kỷ  19,  chỉ dụ của vua Tự Đức gửi Hà Nội có ghi: “Cứ như lời tâu thì sâm cầm là món ăn ngon, lại là thứ thuốc rất bổ nên sắc cho Tỉnh thần Hà Nội sức bảo dân làng Nghi Tàm hàng năm đến mùa phải có mười đôi chim tiến cống càng sớm càng hay”.
         Vì thế mùa đông lạnh thấu xương, rét căm căm dân vẫn phải lội hồ bẫy chúng đem vào Huế tiến vua. Là tôi nghe người ta tả lại như thế.
“Của ngon ai để đến trưa
Bồ hòn mà ngọt thì vua cũng dùng”
         Làm cái anh vua sướng hay không chả biết nhưng đúng là ăn tạp, giá cứt ăn được chắc các ngài cũng ngự. Vậy thì bay đi, bay đi nào, bay đi khéo mà lại hóa hay.
          Hồ tây bây giờ tìm đâu ra “bóng chim tăm cá”.
          Người  thủ đô ngẩn ngơ, những tưởng không phải dâng chim cho vua nữa thì có dịp nếm thử xem bổ béo thế nào, Thịt chim nghe đồn đại bổ (Sâm cầm kia mà). Giờ lại hóa ra trơ mõm, thật là vô duyên.
           Hồ Tây sáng bảnh, vẫn còn lấp lóa ánh đèn thì đến cáo hồ tây cũng không nơi ẩn lấp, huống hồ loài sâm cầm từng được thi thánh Cao bá Quát gọi là “nàng Tây Thi” thắng danh hàng đầu ở đất kinh kỳ.
          Ông Hoài họ Tô cũng đã từng phét lác“Mùa đông xám ngắt đã về rồi, từng đàn bồ nông, từng đàn sâm cầm bay như trấu vãi ngang trời…”
           Vết tích của chim sâm cầm mới nhất là còn trong ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn. Sinh thời ông khoe ở Hà Nội chơi cả tháng giời, chiều nào cũng ngồi bên hồ Tây uống rượu và ngắm đàn sâm cầm bay lên bay xuống, chúng vỗ cánh phành phạch sốt hết cả ruột. Sau chắc do ông say quá mà viết nhầm thành:
“Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”

 Ca sĩ Hồng Nhung lúc nghe ông kể uống rượu với thịt sâm cầm, lúc bảo nhìn chim vỗ cánh, chả biết đường nào. Có lần phát hiện ra hình ảnh lạ trong bài hát, như “cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua” đọc lên nghe như là ngồi nhặt cốm ai đó vừa ăn vừa rơi vương vãi trên vỉa hè Hà Nội, và những hạt cốm đó bị những bàn chân trần của gái qua đường vừa dẫm lên…” Ca sỹ hỏi ông viết thế là sao, bỡn cợt cái thanh lịch quá. Ông cười hềnh hệch “Bịa ấy mà!” Thế thì bầy chim nhỏ kia chắc cũng là cái sự nỏ mồm thao thao của nhạc sĩ chăng?
           Dâm đàm hay Lục thủy. Chim sâm hay cụ rùa. Cây bàng lá đỏ hay cây cơm nguội vàng những cái tên này cũng chỉ dè dặt của nhạc Trịnh, sự dè dặt thì chưa gợi cho bạn điều gì, nếu không phải là cái sự bàng bạc đến chán kinh. 

9 nhận xét:

  1. Cuối cùng đã mở nhận xét ra rồi, hihi. Tặng anh bài Hồ Tây chiều nay bên nhà em đấy :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn em, chắc đọc bài này nên cho ra đời bài bên ấy để phản thùng anh chứ giề ! hê hê!

      Xóa
  2. Viết mấy lượt nhạt hết cảm xúc nó biến mất- cũng may cơn nghiền mình mạnh lời ca tụng .....
    Sao ko biết com rồi cứ biến mất là sao??????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy là do cố mà. Nhưng thôi thông cảm nha , mà em đọc một lúc nhiều nó cũng nhàm đấy, cứ mỗi lần đọc một đến hai entry là vừa, chính anh cũng thấy thế. Hihi! Cảm ơn em nhiều!

      Xóa
  3. Là đọc những bài dạng này nhà Ong thích ạ, đọc một mạch hiểu hết,bình nghiêm túc nó cứ biến mất cũng tiếc cơn hứng thú lắm chứ ạ.
    Trà đê....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em, Thường thì mục đích của chuyện anh chắc chắn 100% là anh nghiêm túc. Cách viết thì cố tếu táo cho vui và anh cũng nghĩ như nhiều người trong đó có em, chúng mình vui là chính, đúng không ạ!

      Xóa
  4. Thưa!
    Vui thì đúng nhưng ko là chính đâu ạ.
    Nhân tình thế thái ngó nghiêng cũng tuỳ mặt mà tung hứng chứ!
    Ra Bắc ít ngày bị lạnh rồi, hôm qua núi Sóc sơn chuột rút bạn chân phải đau nhíu mày, chưa đi đánh chén tí quên đường về bác ạ. Chả có bẹn để mà trà đàm ,mạn đàm hay đạo đàm- buồn phết,réo bạn Hòn Sỏi ko thấy trả lời ?

    Trả lờiXóa
  5. Chả có bạn chứ- gõ nhầm - ngại kinh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Số cũ anh không dùng nữa, em réo anh không biết là phải rồi!
      Mà em dường như sinh ra để đi sao ấy nhỉ, lang bạt kì hồ khắp bốn phương! hay thật, vô tư thật.

      Xóa